Chủ nhật, 19/01/2025 | 16:06
RSS

Mắc bệnh hiếm, người phụ nữ thành 'búp bê trong lồng kính' 13 năm ròng

Thứ sáu, 06/04/2018, 10:48 (GMT+7)

Sau khi được chẩn đoán mắc 4 loại bệnh đe dọa đến tính mạng hiếm gặp, người phụ nữ tự nhốt mình vào lồng kính, cách xa gia đình, bạn bè.

Juana Munoz, 53 tuổi đến từ Cadiz, Tây Ban Nha mắc bệnh hiếm nên đã sống trong lồng kính trong suốt 13 năm qua. Thoạt nghe có vẻ ngột ngạt, bức bối nhưng đây lại chính là thứ bảo vệ cô khỏi những điều nguy hiểm rình rập.

Sau khi được chẩn đoán với 4 loại bệnh đe dọa đến tính mạng: nhạy cảm đa hóa chất (MCS), đau cơ xơ hóa, hội chứng mỏi mãn tính và dị ứng với điện, Juana Munoz không còn cách nào khác ngoài việc cô lập bản thân trong một cái lồng kính rộng 25m.

Cô không thể rời khỏi nơi này mà không tuân theo những quy định nghiêm ngặt. Bất kỳ ai đến đây thăm nom đều phải tắm rửa một cách sạch sẽ bằng chất làm sạch không chứa hóa chất và chỉ mặc quần áo bằng cotton hữu cơ.

Mắc bệnh hiếm

Mắc bệnh hiếm
Gia đình chỉ có thể đến năm Juana qua lồng kính. Ảnh: Mirror

Nỗi đau lớn nhất mà Juana phải chịu đó là cô không thể chạm vào gia đình, ôm những đứa con thân yêu mà không gặp phải nguy hiểm. Hai đứa con của Juana, tuổi từ 26-29, chỉ được phép ôm cô 2 lần trong năm, sau khi trải qua vài ngày chuẩn bị vô cùng kỹ càng.

Juana kể cô bắt đầu phát bệnh không lâu sau khi sinh con đầu lòng. Khi đó cô đang rửa khoai tây được phun chất chống nảy mầm. Lúc đầu mắt phải của cô ngứa và phải gãi cho đỡ. Thế nhưng sau đó cả mắt lẫn lưỡi đều sưng lên và tình trạng sức khỏe của cô ngày càng tệ.

Vài ngày sau, cô thức dậy tại khoa cấp cứu của bệnh viện và được bác sĩ cứu chữa kịp thời. "Sau vài năm, tôi có thể kết luận rằng tôi đã bị ngộ độc và đây là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh", cô nói.

Sau khi Juana buộc phải sống trong lồng kính, chồng cô đã tự trồng rau để cô được ăn thức ăn sạch và giờ cả hai đang chờ chiếc mặt nạ hữu cơ được một bệnh viện ở Dallas, Mỹ sản xuất. Họ hi vọng chiếc mặt nạ sẽ đến kịp lúc để Juana có thể đón đứa cháu đầu lòng.

"Cháu tôi sẽ chào đời trong vài tuần tới và tôi không biết liệu có kịp thời gian để ẵm cháu không. Điều tệ nhất không phải cơn đau. Với tôi, nỗi đau lên cả thể xác lẫn tâm hồn là không thể ra ngoài và sống một cuộc sống bình thường với những người thân yêu", cô kể.


Xem thêm: Bà nội học sinh bị cô giáo ép uống nước giặt giẻ lau: 'Nghe tin, tôi xót xa lắm'

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN