Cách làm hết tắc mũi hiệu quả
Tắc mũi, nghẹt mũi là tình trạng gặp phải khi các mô trong niêm mạc mũi bị sưng lên kết hợp với tăng tiết dịch dẫn đến ứ đọng, cản trở lưu thông khí. Triệu chứng này gặp phải trong hầu hết các bệnh lý đường hô hấp như:
Xác định được nguyên nhân sẽ giúp tìm ra cách làm hết tắc mũi hiệu quả.
Viêm xoang gây tắc mũi, đau nhức vùng xoang
Để làm giảm tắc mũi, nghẹt mũi, người bệnh cần áp dụng các biện pháp nhằm:
Vệ sinh giúp làm sạch niêm mạc mũi, thông thoáng đường thở. Nước muối cũng có tác dụng sát trùng qua đó giảm viêm, sưng và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý dưới dạng nhỏ, xịt, bình rửa. Dạng xịt tiện dụng hơn với trẻ em.
Tuy nhiên, việc vệ sinh mũi thường chỉ giúp làm sạch bên ngoài nên trong trường hợp dịch mũi chảy nhiều sâu bên trong, đặc biệt trong vùng xoang thì triệu chứng có thể chỉ giảm nhẹ và tái lại sau thời gian ngắn.
Mặc dù vậy, đây vẫn là biện pháp đầu tiên được khuyến cáo vì đơn giản, an toàn, hỗ trợ hiệu quả cho các biện pháp khác.
Xông hơi bằng nước ấm hoặc đắp khăn ấm lên vùng mũi đều có tác dụng làm loãng dịch nhầy để thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Xông hơi cũng cấp ẩm cho niêm mạc tạo cảm giác dễ chịu hơn, giảm khô rát niêm mạc sau khi xì mũi.
Xông hơi mũi là cách làm hết tắc mũi nhanh chóng
Các thuốc tây có thành phần naphazoline hay oxymetazoline thường được bào chế dạng xịt có tác dụng co mạch, giảm phù nề, giảm sưng viêm, giảm nghẹt mũi. Đây là các thuốc giảm triệu chứng tức thời, có khả năng phát huy tác dụng trong khoảng 4 tiếng.
Thuốc không có tác dụng làm sạch do vậy nên được sử dụng sau khi vệ sinh bằng nước muối sinh lý, không có tác dụng liên quan đến cải thiện nguyên nhân gây bệnh nên khi hết tác dụng co mạch triệu chứng nghẹt mũi có thể quay trở lại.
Không nên sử dụng các thuốc co mạch xịt mũi kéo dài quá 7 ngày, vì có thể dẫn đến hiện tượng quen thuốc tạo hiệu ứng “dội ngược” khi ngưng thuốc khiến triệu chứng xuất hiện nặng hơn.
Trong các trường hợp viêm mũi do dị ứng, các thuốc kháng histamin thường được sử dụng để giảm phản ứng viêm. Thuốc có tác dụng giảm tiết dịch, giảm hắt hơi. Thuốc thường phát huy tác dụng sau khi uống khoảng 2-3 tiếng.
Thuốc làm giảm tiết dịch mũi nhưng cũng có khả năng giảm tiết dịch ở các vùng khác, gây khô miệng họng, khó tiêu. Do đó không nên sử dụng quá 5 ngày.
Để tránh các tác dụng phụ mà thuốc Tây gây ra, xu hướng mới hiện nay là sử dụng các thuốc Đông y để điều trị, vừa đảm bảo an toàn vừa có hiệu quả bền vững, lâu dài.
Các dược liệu cũng có tác dụng nâng cao thể trạng, điều trị bệnh lý từ bên trong, do vậy sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế tái phát bệnh.
Các vị dược liệu như thương nhĩ tử, hoàng kỳ, phòng phong, tân di hoa, bạch truật, bạc hà, kim ngân hoa, bạch chỉ là các thảo dược nổi tiếng trong y học cổ truyền với khả năng chống viêm, được sử dụng để điều trị các chứng bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng theo y lý Y học cổ truyền.
Thuốc thảo dược Đông y giúp giảm nghẹt mũi, tránh tái phát
Thuốc Xoang Đông y – giải pháp cho người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng
Kế thừa bài thuốc thông mũi tiêu viêm bí truyền, các chuyên gia nghiên cứu sản xuất của Dược phẩm Nhất Nhất đã bào chế thành công sản phẩm Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Bên cạnh việc sử dụng các thuốc Tây y để giảm các triệu chứng nghẹt mũi cấp tốc, người bệnh nên kết hợp Thuốc Xoang Đông y để tăng cường hiệu quả, hạn chế các triệu chứng tái phát liên tục.
Ngoài việc dùng thuốc điều trị, người bệnh nên kết hợp các biện pháp bảo vệ đường hô hấp để dự phòng và nâng cao sức đề kháng như giữ gìn môi trường sống, hạn chế tiếp xúc với các tác gây kích ứng, các chất bẩn, áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi đầy đủ, giữ ấm, đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc Thuốc Xoang Nhất NhấtTiêu viêm, thông mũi, hỗ trợ điều trị các chứng: - Nghẹt mũi - Viêm mũi dị ứng - Viêm xoang cấp và mạn tính Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT Điện thoại liên hệ: 1800.6689 (giờ hành chính) Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 305/2020/XNQC/QLD ngày 29/08/2020 |