Thứ tư, 24/04/2024 | 09:22
RSS

Đừng lo lắng khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sổ mũi có đờm

Thứ sáu, 10/06/2022, 14:35 (GMT+7)

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sổ mũi khiến nhiều bố mẹ không khỏi lo lắng. Tuy nhiên, hiện tượng này khá thường gặp và có nhiều cách giúp giảm triệu chứng hiệu quả.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sổ mũi khiến bố mẹ vô cùng lo lắng

Trẻ nhỏ bị nghẹt mũi sổ mũi và có đờm khiến nhiều mẹ không biết phải xử trí ra sao. Tuy nhiên bạn hãy yên tâm vì dù là trẻ sơ sinh thì đôi khi bé cũng vẫn gặp phải tình trạng này. Thường nghẹt mũi sổ mũi không đáng lo ngại và dễ dàng điều trị ngay tại nhà bằng các biện pháp không dùng đến thuốc.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sổ mũi

Nếu tình trạng nghẹt mũi sổ mũi của trẻ không kèm theo các triệu chứng khác hoặc cản trở khiến cho bé lười ăn hơn, bé khó thở thì đây là hiện tượng khá bình thường, không quá lo lắng. Bởi ngay khi mới sinh, trẻ cũng có thể nghẹt mũi bởi thường sót một chút nước ối trong mũi và dẫn tới nghẹt mũi trong vài ngày đầu sau sinh.

Nghẹt mũi là khi các mạch máu và mô trong khoang mũi chứa quá nhiều chất lỏng. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sổ mũi có thể bị khó ngủ và xuất phát từ các vấn đề sức khỏe như viêm xoang. Bé cũng khó bú hơn nếu bị nghẹt mũi.

Nước bọt, sữa mẹ hoặc sữa công thức cũng có thể xâm nhập vào mũi của trẻ khiến bé cần phải hắt hơi mới có thể loại bỏ chúng ra ngoài. Một số nguyên nhân khác gây nghẹt mũi sổ mũi ở trẻ sơ sinh như một số tác nhân có trong không khí gồm: bụi bẩn, lông thú cưng, keo xịt tóc, nước hoa, khói thuốc lá… đều có khả năng gây kích ứng đường thở của trẻ.

Bên cạnh đó, trẻ bị nghẹt mũi sổ mũi cũng có thể do các nguyên nhân khác như:

  • Không khí hanh khô
  • Trẻ bị cảm lạnh
  • Trẻ bị nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút
  • Trẻ bị dị ứng

Có nhiều lý do tiềm ẩn gây ra triệu chứng này ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị cảm lạnh gây ra nghẹt mũi sổ mũi và có đờm bởi hệ miễn dịch của chúng còn non yếu. Nếu tình trạng nghẹt mũi sổ mũi kéo dài có thể xuất phát từ bệnh lý nghiêm trọng hơn thì bố mẹ nên cho trẻ đi khám sớm.

Cách hút rửa mũi giúp cho bé đỡ ngạt mũi sổ mũi

trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sổ mũi

Hút rửa mũi sẽ giúp thông tắc mũi cho bé khá hiệu quả

Một trong những cách hiệu quả và an toàn nhất để giúp thông tắc mũi cho bé là xịt nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi. Bạn có thể mua dự trữ tại tủ thuốc gia đình khi nhà có con nhỏ.

Nếu bạn sử dụng nước muối sinh lý, hãy nhỏ vào mỗi lỗ mũi của trẻ để làm loảng chất nhầy bên trong mũi. Sau đó, sử dụng dụng cụ hút mũi để hút hết nước muối cùng với đờm mũi của trẻ ra ngoài. Khi hút rửa mũi bạn nên đặt một chiếc khăn cuộn lại dưới vai bé để có thể nhẹ nhàng ngửa đầu ra sau một chút để đảm bảo nước muối không bị trôi ra ngoài.

Bố mẹ nên hút hết nước muối và đờm cho trẻ cho tới khi dung dịch lấy ra loảng không chứa đờm.

Thời gian hút rửa mũi nên thực hiện khoảng 15 phút trước khi cho bé ăn hoặc trước khi đi ngủ. Khi đó đường mũi thông thoáng sẽ giúp cho trẻ ăn uống dễ dàng, đi ngủ ngon giấc hơn.

Chỉ cần đảm bảo rửa sạch và lau khô dụng cụ hút rửa mũi sau mỗi lần sử dụng.

Tạo độ ẩm trong không khí để giúp giảm nghẹt mũi sổ mũi cho bé

trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sổ mũi

Nên tạo độ ẩm cho khoang mũi của bé

Có nhiều cách giúp tạo độ ẩm đường mũi để giúp khắc phục khi trẻ bị nghẹt mũi sổ mũi.

Sử dụng máy xông hơi hoặc máy tạo độ ẩm phun sương mát trong phòng của trẻ nếu thời tiết khô hanh độ ẩm giảm thấp. Tuy nhiên nên giữ máy có khoảng cách xa tầm tay của bé. Nên đặt máy ở vị trí có thể có hơi nước thổi đến khu vực của con.

Để tránh nấm mốc và vi khuẩn phát triển, cần chú ý thay nước hàng ngày và làm sạch, làm khô máy phun sương theo hướng dẫn sử dụng.

Bố mẹ cũng có thể giúp tạo độ ẩm khoang mũi cho trẻ bằng cách dùng vòi hoa sen tắm nước ấm. Hãy để hơi nước ấm ở khắp phòng tắm của trẻ sẽ giúp cho khoang mũi của bé thông thoáng hơn giúp bé dễ ngủ.

Các mẹo khắc phục tại nhà khác cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sổ mũi

trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sổ mũi

Với trẻ lớn việc xì mũi sẽ giúp trẻ đẩy được đờm trong mũi ra ngoài

Ngoài cách rửa mũi và cung cấp độ ẩm cho khoang mũi, bố mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

  • Cho trẻ nằm cao đầu hơn: Đặt gối dưới nệm sao cho đầu của trẻ cao hơn chân một chút. Đây là cách giúp cho chất nhầy thoát ra khỏi xoang mũi dễ hơn. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh thì không nên áp dụng cách này.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn: Chất lỏng được coi có khả năng giúp làm loãng chất nhầy, tuy nhiên mẹ không nên ép bé. Ngay cả khi bé chỉ uống thêm một chút nước trong ngày cũng rất cò lợi.
  • Dạy trẻ xì mũi:  Đối với trẻ lớn hơn có khả năng nhận thức, mẹ nên dạy con cách xì mũi khi bé bị sổ mũi nghẹt mũi. Đặt khăn giấy gần lỗ mũi để bé có thể nhìn thấy luồng không khí di chuyển khăn giấy khi bé xì ra. Yêu cầu bé xì mũi tương tự như người lớn để tống chất nhày ra ngoài..

Dung dịch vệ sinh mũi Zenko – Xịt sạch thông mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Với thành phần nước muối biển, khoáng chất, dung dịch vệ sinh mũi Zenko giúp hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, giúp làm loãng chất nhầy ở khoang mũi cho trẻ.

Xịt mũi cho trẻ bằng Zenko giúp hỗ trợ làm giảm sổ mũi, nghẹt mũi và đẩy đờm ra ngoài cho bé hiệu quả.

DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO

trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sổ mũiĐối tượng sử dụng:

• Người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, thay đổi thời tiết, không khí khô lạnh, để ngăn ngừa viêm mũi xoang, nghẹt mũi, sổ mũi, khô rát mũi, họng.

• Người bị nghẹt mũi, sổ mũi, khô rát mũi, họng do viêm mũi xoang cấp, mạn tính, viêm đường hô hấp trên, cảm cúm để giảm các triệu chứng trên.

• Có thể dùng lâu dài, an toàn. Dùng được cho phụ nữ có thai, cho con bú.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

 

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại