Thứ sáu, 22/11/2024 | 01:49
RSS

Hướng dẫn cha mẹ xử trí khi trẻ sơ sinh bị tắc mũi

Thứ sáu, 11/02/2022, 19:01 (GMT+7)

Trẻ sơ sinh bị tắc mũi gây khó thở, khó bú, cáu gắt và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Lúc này, cha mẹ nên thực hiện một số cách để trợ giúp trẻ giảm tắc nghẽn, dễ thở hơn.

Trẻ sơ sinh bị tắc mũi

Trẻ sơ sinh bị tắc mũi là tình trạng rất phổ biến

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tắc mũi

Dấu hiệu dễ nhận biết khi trẻ bị tắc mũi là:

  • Nước mũi đặc
  • Nước mũi đổi màu
  • Ngáy hoặc thở ồn ào
  • Sụt sịt
  • Ho
  • Khó ăn, vì tắc mũi gây khó thở khi bú

Các nguyên nhân gây nghẹt mũi phổ biến nhất là:

  • Dị ứng
  • Nhiễm vi rút
  • Không khí khô
  • Chất lượng không khí kém
  • Lệch vách ngăn, lệch sụn ngăn cách hai lỗ mũi

trẻ sơ sinh bị tắc mũi

Nhiễm vi rút có thể là nguyên nhân gây tắc mũi ở trẻ sơ sinh

Tại sao trẻ sơ sinh tắc mũi là hiện tượng phổ biến?

Những người mới làm cha mẹ thường lo lắng khi thấy con thở có tiếng rít nhẹ. Trong hầu hết các trường hợp, những âm thanh này là bình thường. Không giống như người lớn, trẻ nhỏ dưới 4 tháng tuổi thích thở bằng mũi. Đây là một sự thích nghi tự nhiên: nó cho phép trẻ sơ sinh tiếp tục thở trong khi chúng ăn. Điều này giúp em bé phát triển hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn, giúp làm ấm và làm ẩm không khí trước khi được đưa đến cổ họng và phổi.

Đường mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ, vì vậy tiếng thở khiến cha mẹ tưởng trẻ sơ sinh bị tắc mũi ngay cả khi chúng không thực sự bị bệnh. Nếu trẻ có biểu hiện khó thở, cánh mũi mở rộng hoặc chuyển sang màu xanh lam nhạt, cha mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt. 

trẻ sơ sinh bị tắc mũi

Trẻ sơ sinh nghẹt mũi khiến bố mẹ vô cùng lo lắng

Cách xử trí an toàn và nhanh chóng khi trẻ bị tắc mũi

Khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ bị tắc mũi, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp sau đây:

Xịt mũi cho trẻ

Dịch nhầy trong mũi có thể khô cứng lại, khiến trẻ khó thở bằng mũi, nên sẽ khó bú và khó ngủ. Lúc này, hãy sử dụng ống nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mũi để xịt nhẹ vào mỗi bên lỗ mũi của trẻ 1-2 nhịp.

Dung dịch vệ sinh mũi có chứa nước muối và khoáng chất an toàn với sức khỏe niêm mạc mũi, giúp làm mềm dịch nhầy, để dịch nhầy chảy ra ngoài dễ dàng hơn, do vậy sẽ giúp làm sạch mũi, thông thoáng đường mũi.

Hút mũi cho trẻ

Trước mỗi lần trẻ bú, hãy thông mũi cho trẻ bằng cách sử dụng dụng cụ hút mũi. Cho bé dựa lưng trên mặt phẳng thẳng đứng hoặc để trẻ nằm nghiêng (không sử dụng ống hút bóng đèn khi trẻ nằm ngửa.) Nhẹ nhàng xịt nước muối sinh lý 2 lần vào một bên lỗ mũi. Sau đó, đưa đầu ống hút vào lỗ mũi để hút chất nhầy ra. Lặp lại với lỗ mũi bên kia.

trẻ sơ sinh bị tắc mũi

Nhỏ nước mũi cho trẻ sơ sinh để giúp mũi trẻ thông thoáng hơn

Làm ẩm không khí

Không khí trong phòng quá khô có thể gây khô mũi và khiến trẻ bị nghẹt mũi. Nếu không khí quá khô, hãy sử dụng thêm máy tạo ẩm (máy phun sương) trong phòng của bé. 

Bạn cũng có thể cho em bé hít hơi nước ấm bằng cách bế bé ngồi trong phòng tắm có nhiều hơi nước ấm khoảng 10-15 phút. Hơi nước ấm sẽ làm loãng dịch nhầy trong mũi, làm thông thoáng mũi.

Không tự ý cho trẻ uống thuốc

Không cho trẻ uống thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.  Chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá

Không hút thuốc xung quanh trẻ và không cho phép người khác làm như vậy. Khói thuốc lá có thể khiến tình trạng nghẹt mũi và ho nặng hơn.

Bé bị tắc mũi có cần đi khám không?

Hãy đưa trẻ đi khám nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sốt
  • Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc xuất hiện thêm triệu chứng mới
  • Chảy nước mũi kéo dài hơn 10 ngày
  • Thở nhanh: hơn 60 nhịp mỗi phút (ở trẻ mới sinh đến 6 tuần tuổi); hơn 45 nhịp mỗi phút (ở trẻ từ 6 tuần đến 2 tuổi).
  • Trẻ ăn uống ít hơn hoặc có vẻ khó bú
  • Trẻ đi tiểu ít hơn bình thường
  • Trẻ thường xuyên kéo hoặc chạm vào tai hoặc có vẻ như bị đau
  • Trẻ không hoạt động bình thường hoặc tỏ ra rất mệt mỏi, quấy khóc

Dung dịch vệ sinh mũi – giải pháp an toàn cho trẻ sơ sinh bị tắc mũi

Dung dịch vệ sinh mũi là chai dung dịch có chứa nước muối và khoáng chất với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc. Xịt dung dịch vào mũi sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, hỗ trợ làm sạch và sát khuẩn mũi, giúp trẻ dễ thở hơn.

Cha mẹ nên chọn loại dung dịch có đầu xịt phun sương mịn và không mạnh để không gây tổn thương niêm mạc mũi mỏng manh của bé.

Một trong các sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi hiện đang được nhiều phụ huynh tin chọn là dung dịch vệ sinh mũi Zenko có chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn,…) với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc.

Zenko có riêng sản phẩm dành cho trẻ em với hương cam tự nhiên, giúp hỗ trợ làm sạch mũi, hỗ trợ sát khuẩn và làm sạch mũi. Cha mẹ có thể tham khảo sử dụng nếu trẻ sơ sinh bị tắc mũi.

Dung dịch vệ sinh mũi Zenko – sản xuất theo công thức chuyển giao của Mỹ

trẻ sơ sinh bị tắc mũiPhục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên

NSX: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

DS Phan Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại