Chủ nhật, 05/05/2024 | 19:40
RSS

Lời giải cho câu hỏi: Bị muỗi đốt nhiều có sao không?

Thứ tư, 20/12/2023, 16:43 (GMT+7)

Có những người bị muỗi đốt nhiều hơn người khác. Nhưng nếu bị muỗi đốt nhiều có sao không, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay không?

Tìm hiểu bị muỗi đốt nhiều có sao không

Tại sao hay bị muỗi đốt? 

Bạn có biết bị muỗi đốt nhiều có sao không và tại sao bản thân lại hay bị muỗi đốt hơn người khác?

Có hơn 3.500 loại muỗi, chỉ một số loài muỗi đốt người. Và chỉ có muỗi cái mới cắn - chúng cần máu làm nguồn protein cho trứng.

Chúng dùng vòi giống như kim đâm vào da của vật chủ đã chọn - dẫn đến vết cắn có thể ngứa, sưng tấy và thậm chí gây bệnh.

Cảm giác ngứa và sưng do vết cắn có thể kéo dài vài ngày. Gãi mạnh dễ gây nhiễm trùng, phản ứng dị ứng, thậm chí dẫn đến sốc phản vệ.

Điều gì khiến muỗi đốt một số người hơn so với những người khác?

Nghiên cứu cho thấy, muỗi bị thu hút bởi mùi cơ thể, màu sắc, nhiệt độ, kết cấu da, vi khuẩn sống trên da, mang thai, carbon dioxide do con người thải ra, rượu và kiểu ăn kiêng. 

Nhìn chung, phụ nữ mang thai, người bị đổ mồ hôi, có nhiều vi khuẩn trên da… thường dễ bị muỗi đốt hơn. 

Dường như muỗi cũng thích người có nhóm máu O hơn so với những người mang nhóm máu khác. Tuy nhiên, nếu muỗi mang ký sinh trùng sốt rét, những người thuộc nhóm máu O thường ít có khả năng mắc bệnh sốt rét nặng hơn so với những người có nhóm máu khác. 

Có nhiều người bị muỗi đốt nhiều hơn so với những người khác

Bị muỗi đốt nhiều có sao không?

Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu, bị muỗi đốt còn có nguy hiểm nếu muỗi mang mầm bệnh, từ đó lây nhiễm qua vết đốt. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), muỗi đốt gây ra hơn một triệu ca tử vong mỗi năm, sốt rét là một trong những nguyên nhân chính.

Sốt rét

Do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, bệnh này lây truyền qua vết đốt của muỗi Anopheles bị nhiễm bệnh. Ký sinh trùng nhân lên trong gan và ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu. 

Các triệu chứng của bệnh sốt rét gồm sốt, nhức đầu và nôn mửa. Bệnh sốt rét có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị ngay lập tức.

Sốt xuất huyết

Virus sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi cái thuộc loài Aedes aegypti. 

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết gồm sốt cao, nhức đầu dữ dội, đau cơ và xương, chảy máu nhẹ ở mũi và nướu, cùng nhiều triệu chứng khác. 

Bệnh Chikungunya

Đây là một bệnh do virus lây truyền qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh như Aedes aegypti và Aedes albopictus. 

Bệnh gây sốt cao, đau khớp, đau cơ và đau đầu. Không có phương pháp điều trị triệt để căn bệnh này. Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước cho đến khi các triệu chứng biến mất.

Sốt zika

Virus zika cũng lây truyền qua vết đốt của loài muỗi Aedes bị nhiễm bệnh. 

Các triệu chứng của bệnh gồm sốt, đau cơ khớp hoặc phát ban. 

Bệnh giun chỉ bạch huyết

Bệnh này do ba loại giun chỉ ký sinh, đều lây truyền qua muỗi. Nó làm tổn thương hệ bạch huyết và khiến chân tay bị đau, sưng tấy. Tổn thương bạch huyết cũng có thể dẫn đến các đợt nhiễm trùng thường xuyên.

Viêm não Nhật Bản

Virus viêm não Nhật Bản có thể tấn công hệ thần kinh trung ương, bao gồm não và tủy sống. Hầu hết các trường hợp nhiễm virus đều nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ ràng. 

Bị muỗi đốt có thể lây bệnh viêm não Nhật Bản

Những cách phòng ngừa muỗi đốt

Mặc quần áo sáng màu 

Một số nghiên cứu cho thấy muỗi bị thu hút bởi màu tối. Để tránh bị muỗi đốt, hãy mặc quần áo sáng màu. Màu cam và màu vàng dường như có tác dụng xua đuổi côn trùng. 

Tránh bia rượu

Một nghiên cứu nhỏ cho thấy những người uống bia sẽ hấp dẫn muỗi hơn nhiều. 

Tránh để nước đọng 

Muỗi thường sinh sản ở chỗ có nước sạch đọng lại. Hãy loại bỏ những thùng chứa nước không dùng đến, mảnh vỡ, nắp chai, đồng thời cần thay nước lọ hoa, nước trong chậu cây thường xuyên. 

Trồng cây đuổi muỗi

Có một số loại cây có mùi thơm mạnh như húng quế, hoa oải hương, húng chanh và cúc vạn thọ có thể xua đuổi muỗi. 

Dùng sản phẩm phòng tránh muỗi đốt 

Để phòng tránh muỗi đốt cho cả gia đình, nên sử dụng sản phẩm có thành phần tự nhiên, như tinh dầu sả java, tinh dầu sả chanh, tinh dầu hoa phong lữ… Đây đều là những loại tinh dầu có tác dụng xua đuổi muỗi. 

Với sản phẩm dạng xịt, có thể xịt một lượng thích hợp lên vùng da cần bảo vệ rồi thoa đều. Có thể xịt vào đồ vật hoặc không khí trong nhà, xịt vào quần áo khi đi ra ngoài để đuổi muỗi và côn trùng.

Với sản phẩm dạng lăn, có thể lăn đều lên bề mặt vùng da cần bảo vệ rồi thoa đều. Có thể lăn trực tiếp lên vết muỗi và côn trùng đốt sẽ giúp giảm sưng ngứa hiệu quả.

Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi “Bị muỗi đốt nhiều có sao không?” và các cách phòng chống muỗi đốt hiệu quả. Sản phẩm lăn và xịt chống muỗi thảo dược (ví dụ Antimuoi Nhất Nhất) có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo để sử dụng.

Lăn Antimuoi Nhất Nhất

Thành phần: Almond Oil (Dầu hạnh nhân), Alpha Tocopherol (Vitamin E), Citronella Essential Oil (Tinh dầu sả java), Geranium Essential Oil (Tinh dầu Hoa phong lữ), Lemongrass Essential Oil (Tinh dầu sả chanh).

Công dụng:

Dùng lăn lên da, hương thơm từ tinh dầu trong sản phẩm giúp làm thơm da, làm dịu da khi ngứa, giúp ngăn ngừa muỗi và côn trùng.

Sản phẩm an toàn, dưỡng da mềm mịn nhờ thành phần vitamin E và dầu hạnh nhân có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa da, tăng cường dưỡng ẩm cho da, thân thiện với sức khỏe và làn da của cả mẹ bầu và trẻ em từ 6 tháng tuổi.

Xịt Antimuoi Nhất Nhất

Thành phần: Glycerin, Ethanol, Water, Tween 80, Citronella Essential Oil (Tinh dầu sả java), Geranium Essential Oil (Tinh dầu Hoa phong lữ), Lemongrass Essential Oil (Tinh dầu sả chanh).

Công dụng:

Dùng xịt lên da, hương thơm từ tinh dầu trong sản phẩm giúp làm thơm da, làm dịu da khi ngứa, giúp ngăn ngừa muỗi và côn trùng.

Sản phẩm an toàn, dưỡng da mềm mịn nhờ thành phần Glycerin, tăng cường dưỡng ẩm cho da, thân thiện với sức khỏe và làn da của cả mẹ bầu và trẻ em từ 6 tháng tuổi.

 

Vân An
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại