Chủ nhật, 19/01/2025 | 09:39
RSS

Loạt thương hiệu NEM, SEVEN. am, Giovanni bị nghi 'đội lốt' hàng Trung Quốc

Thứ hai, 11/11/2019, 10:07 (GMT+7)

Việc mập mờ trong việc ghi nhãn mác hàng hóa của hàng loạt thương hiệu thời trang bị phát hiện trong thời gian gần đây khiến người tiêu dùng lo lắng.

Thời trang NEM

Ngày 4/11, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (Đội QLTT số 17) nêu thông tin cho biết có “phát hiện một cơ sở may mặc tại quận Long Biên nhập hàng nước ngoài sau đó thay bằng nhãn các thương hiệu Việt”. Thông tin cho biết thêm có 66 bao quần áo các loại có chữ nước ngoài, 2.130 sản phẩm quần áo, 16 bao quần áo ghi nhãn nước ngoài, 6 bao túi xách và 4 bao quần áo đã cắt nhãn gốc. Số hàng trên do nước ngoài sản xuất, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Trong số lượng hàng thu giữ, số lượng của NEM không nhiều.

Trao đổi với Báo PLVN, sáng 8/11, đại diện NEM cho biết, NEM cũng mới được biết thông tin qua báo chí về việc có một cơ sở sản xuất ở Long Biên bị Cục Quản lý thị trường phát hiện đang gắn mác sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc, trong đó có một số ít nhãn mác có tên NEM.

Loạt thương hiệu thời trang nổi tiếng bị nghi 'đội lốt' hàng Trung Quốc

"Nhưng qua tìm hiểu, chúng tôi lại không hề biết đơn vị này. Theo quy định, nếu đúng là đơn vị đó không chứng minh được họ có hoá đơn chứng từ hợp lệ, bản quyền... thì họ đã làm sai", vị đại diện của NEM nhấn mạnh.

Vị đại diện này đồng thời cho biết, NEM cũng được nắm thông tin Cục Quản lý thị trường đang xác minh làm rõ và sẽ liên hệ với doanh nghiệp. "Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Cục để bảo hộ thương hiệu và sẽ có thông tin sau", vị này cho hay.

SEVEN.am

Liên quan đến thông tin, hệ thống cửa hàng thời trang mang nhãn hiệu SEVEN.am nhập, cắt mác hàng Trung Quốc dán mác Việt Nam ông Nguyễn Vũ Hải Anh, Tổng GĐ xác nhận có nhập hàng Trung Quốc nhưng đều có hoá đơn. "Đôi khi có cắt mác cổ vì khách hàng kêu ngứa, những chỗ khác như mác sườn thì vẫn còn. Tôi khẳng định những sản phẩm nào bên tôi không sản xuất thì không gắn mác SEVEN.am. Khi bán hàng nhân viên cũng nói rõ "đây là hàng Trung Quốc", Ông Hải Anh nói.

Theo Báo Tuổi trẻ thủ đô phản ánh trước đó, những kiện hàng như túi, khăn, quần áo… được đưa về kho của Công ty cổ phần MHA (nhãn hiệu thời trang SEVEN.am), trước khi xuất đi hàng chục showroom, các công nhân sẽ kiểm tra từng sản phẩm, nếu thấy bất kỳ chữ Trung Quốc nào là phải loại bỏ ngay và thay vào đó bằng nhãn hiệu SEVEN.am.

Loạt thương hiệu thời trang nổi tiếng bị nghi 'đội lốt' hàng Trung Quốc

Ghi nhận của nhóm PV tại một showroom SEVEN.am trên địa bàn quận Hà Đông, một số khăn được bày bán tại đây bị bung chỉ, PV hỏi nhân viên thì người này lúng túng trả lời: “Do quá trình gắn chíp và mác nên có thể chỉ bị tuột”.

Tại một showroom SEVEN.am khác ở Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa), tình trạng cũng tương tự như trên. Những chiếc khăn có giá gần 200 nghìn đồng được gắn tem Charning, ngoài dòng chữ “Phân phối bởi Công ty Cổ phần MHA” và một số thông tin khác nhưng phần quan trọng nhất là giới thiệu nguồn gốc xuất xứ lại... không có.

Tại kho công ty này ở tầng 4, tòa nhà Hesco (địa chỉ 135 Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội), trong vai nhân viên kho của SEVEN.am, PV được giao ghi chép, đếm số lượng sản phẩm nhập về kho, sau đó thực hiện một số công việc, trong đó có yêu cầu kiểm tra trên sản nhập về như quần áo, túi xách, khăn, đồ lót… có chữ Trung Quốc hay không? Nếu có phải xử lý bằng việc cắt hoặc xé bỏ.

Giovanni 

Theo tìm hiểu của PV Khỏe 356, tại nhiều showroom, các mặt hàng trên kệ của thời trang Giovanni gồm cả hàng nhập khẩu từ nhiều nước như Italia, Trung Quốc, hàng sản xuất trong nước.

Điều đáng nói ở chỗ, thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ hàng hóa được in trên nhãn phụ bằng tiếng Việt của nhiều sản phẩm nhập khẩu do Giovanni bày bán lại không thể hiện rõ ràng và theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Cụ thể, trên nhãn phụ của các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, không hiểu vô tình hay hữu ý Giovanni ghi “Xuất xứ P.R.C” trong khi ghi đúng phải là: “Xuất xứ Trung Quốc”. P.R.C là cụm từ viết tắt của “People’s Republic Of China” Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).

Loạt thương hiệu thời trang nổi tiếng bị nghi 'đội lốt' hàng Trung Quốc

Tại sao thời trang Giovanni lại viết tắt cụm từ chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trong khi theo quy định tại Khoản 2, Điều 15 Nghị định số 43/2017 về Nhãn hàng hóa thì: Phải ghi rõ ràng tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó, không được viết tắt?

Việc viết trên nhằm mục đích gì? Tương tự, nhiều sản phẩm được thời trang Giovanni sản xuất trong nước mà theo quy định phải ghi: “Xuất xứ Việt Nam” nhưng doanh nghiệp này lại ghi “Xuất xứ: Giovanni Group”. 

Trước đó, theo thông tin được đăng tải trên báo Công Lý, trong khi website còn đang mập mờ về thông tin thì khi gọi điện theo số hotline ghi trên website giovanni-italy.com, nhân viên tổng đài trả lời bằng tiếng Việt và cho biết không có tên công ty Giovanni Italy Inc mà đây là thương hiệu Ý liên kết. Hàng được sản xuất ở Thái Lan hoặc Ấn Độ. Khi tra cứu tên công ty mẹ “Giovanni Italy Inc” trên Internet thì lại không thể tìm ra địa chỉ công ty hay những sản phẩm như quảng cáo. 

Tiếp tục tra cứu “chữ, logo Giovanni” trên Google chỉ thấy các trang Việt Nam đăng tải. Website cũng của Việt Nam, không hề liên kết đến website nào của công ty mẹ (mặc dù Giovanni Việt Nam luôn nhận mình là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam).

Chi Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN