Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:30
RSS

Lỗ rốn chứa đến 2 nghìn vi khuẩn, bạn sẽ đi vệ sinh ngay chứ?

Thứ bảy, 10/06/2017, 19:21 (GMT+7)

Rốn là chính là bộ phận mà chúng ta thường bỏ quên nhiều nhất mỗi khi vệ sinh cá nhân. Nếu biết rốn có tới 2 nghìn vi khuẩn, bạn sẽ đi vệ sinh rốn ngay chứ?

Chúng ta biết rằng, rốn là vết sẹo còn lại của dây rốn - bộ phận kết nối giữa thai nhi và nhau thai của người mẹ.

Tuy nhiên, đây là chính là bộ phận mà chúng ta thường bỏ quên nhiều nhất mỗi khi vệ sinh cá nhân. 

Chính vì lẽ đó mà lỗ rốn trở thành 1 ổ vi trùng, mà đúng hơn là trong rốn tồn tại 1 hệ sinh thái vi khuẩn, giống như 1 khu rừng mưa nhiệt đới vậy.

Vệ sinh rốn

Vệ sinh rốn là việc nhiều người lãng quên. Ảnh minh họa

Nói vậy là để bạn có thể hình dung 1 cách đơn giản nhất về sự bẩn có ở lỗ rốn. Trong nghiên cứu của Rob Dunn - Khoa Sinh học và trung tâm sinh học hành vi Keck thuộc ĐH Bắc Carolina (Mỹ) cho thấy, phân tích 60 mẫu lỗ rốn, giới khoa học phát hiện ra ít nhất 2.368 loại vi khuẩn khác nhau.

Số lượng này nhiều gấp đôi mức độ đa dạng sinh học của chim hoặc kiến sống ở Bắc Mỹ Nghiên cứu sâu hơn, giới khoa học phát hiện trong lỗ rốn có cặn rốn - chất thải chứa nhiều vi khuẩn được hình thành từ các sợi vải và tế bào da. 

Rất nhiều người có thói quen sai lầm là cố dùng bất kì vật gì nhọn, nhỏ để lấy chất bẩn trong rốn ra. Việc lấy chất bẩn trong rốn ra chẳng những không cần thiết mà còn có thể gây tổn thương, nhiễm trùng. Thậm chí, nhiễm trùng có thể làm cho vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu qua lỗ rốn nhanh hơn.

Vì kích thước và hình dạng rốn của mỗi người khác nhau nên việc lấy chất bẩn từ rốn không phải là chuyện dễ dàng. Để làm sạch rốn, chúng ta cần làm theo các bước sau đây để hạn chế những tổn thương mà mình có thể gây ra.

Rốn chứa nhiều vi khuẩn hơn bạn nghĩ nên cần có cách vệ sinh rốn đúng. Ảnh minh họa

Trước tiên, bạn cần tăm bông và dung dịch nước rửa như cồn y tế, oxy già, nước cất... Tiếp theo, bạn dùng một đầu của tăm bông thấm ướt dung dịch rửa rồi nhẹ nhàng cọ sát bên trong lỗ rốn. Một điều cần lưu ý là bạn không nên cho quá nhiều dung dịch rửa vào lỗ rốn. Đồng thời, không sử dụng một tăm bông quá nhiều lần.

Nếu rốn chưa sạch, bạn có thể dùng một tăm bông mới. Tuy nhiên, cần hạn chế việc cọ sát với rốn quá lâu. Cuối cùng, dùng một tăm bông khác để làm khô lỗ rốn. Nếu muốn, bạn có thể cho một chút tinh dầu thơm lên đầu tăm bông.

Đối với lỗ rốn quá sâu và hẹp, bạn có thể nhẹ nhàng nhấn lỗ rốn cho nó lồi ra, sau đó dùng bông băng thấm nước muối y tế để làm sạch rốn. Bạn nên làm sạch bằng cách này vì muối có thể ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn.

Sau khi vệ sinh xong, bạn phải dùng tăm bông làm khô rốn. Trước khi tắm, bạn cũng có thể dùng một lượng nhỏ dầu dừa hoặc dầu ô liu đề mát xa rốn.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Để giảm cân và duy trì mức năng lượng cao trong mùa đông, có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và bổ sung một số loại trái cây.