Vụ việc 7 người tử vong do sốc thuốc khi tham gia lễ hội âm nhạc mùa thu diễn ra tại công viên nước Hồ Tây, quận Tây Hồ tối 16/9 đã khiến nhiều người thắc mắc “liệu Việt Nam có phải là nước duy nhất để xảy ra tình trạng này?”.
Câu trả lời chắc chắn là không. Trước đó, trên thế giới đã ghi nhận nhiều vụ việc tử vong do sốc thuốc tại lễ hội âm nhạc. Mới nhất là tại nhạc hội Defqon.1 diễn ra ngày 15/9 khiến 2 người tử vòng và 13 người nhập viện.
Chính quyền bang New South Wales cam kết cấm tổ chức lễ hội âm nhạc Defqon.1 sau hàng loạt vụ tử vong do sốc thuốc trong các năm 2013, 2015 và 2018. Ảnh Internet
Lễ hội âm nhạc Defqon.1 được tổ chức lần đầu năm 2009 bởi tổ Q-Dance Úc. Đây là lễ hội âm nhạc thường niên và thu hút hàng nghìn người tham dữ mỗi năm. Năm 2018, nhạc hội Defqon.1 được tổ chức vào ngày 15/9 tại Trung tâm đua thuyền quốc tế Sydney.
Tuy nhiên, ngay khi nhạc hội đang diễn ra khoảng 700 người có dấu hiệu hưng phấn quá đà và mất kiểm soát cơ thể. Đội y tế ngay lập tức được gọi đến, sau khi kiểm tra sơ bộ, 13 người được xác định có dấu hiệu sốc thuốc và được chuyển đến bệnh viện.
Trong số 13 người có 2 người nhập viện trong tình trạng nguy kịch và qua đời ngay sau đó. Được biết, trong hai người tử vong có một nam thanh niên người Việt Nam tên là Joseph Pham, 23 tuổi. Những người có dấu hiệu nhẹ được chăm sóc y tế ngay tại hiện trường.
Phía cảnh sát điều tra sau đó đã tìm ra danh sách 10 người cung cấp thuốc, trong đó có hai cô gái 17 tuổi đem theo 120 viên thuốc lắc.
Thị trưởng bang New South Úc Wales – nơi diễn ra nhạc hội, bà Gladys Berejiklian cho biết bà sẽ cố gắng để đảm bảo sẽ không có trường hợp nào tương tự nữa xảy ra. Ngày 17/9, chính quyền bang New South Wales ra cam kết sẽ cấm tổ chức lễ hội âm nhạc Defqon.1.
Được biết, năm 2013 và 2015, cũng trong nhạc hội Defqon.1 đã có hai thanh niên trong độ tuổi 20 tử vong do sốc thuốc.
25 là số người sốc thuốc tại lễ hội âm nhạc Melbourne's Electric Parade được tổ chức ở Myer Music Bowl, thành phố Melbourne vào tháng 2/2017, Úc. Bên cạnh đó, có đến 30 người khác phải nhận sự điều trị tại chỗ từ nhân viên y tế.
Cán bộ y tế Paul Holman sau đó nói rằng, lễ hội âm nhạc tại Melbourne ngập tràn các loại ma túy khác nhau. “Tại hiện trường chúng tôi tìm thấy rất nhiều GHB, một loại ma túy khiến nhiều người sốc thuốc tại lễ hội. Loại thuốc này có thể khiến mọi người bất tỉnh, làm chậm nhịp tim và có thể gây co giật. Thật sự khó hiểu khi nhiều người lại mang cả mạng sống ra đánh đổi để sử dụng loại thuốc nguy hiểm này”, anh Holman chia sẻ.
Lễ hội âm nhạc Hard Summer Music Festival 2016: 3 người chết
Năm 2016, lễ hội Hard Summer Music Festival 2016 được tổ chức ở California, Mỹ đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong do sử dụng ma túy quá liều. Cảnh sát cho biết, loại ma túy được sử dụng nhiều nhất là thuốc lắc. Loại ma túy này có thể gây ra nhiều nguy hiểm khôn lường khi dùng với số lượng lớn hoặc trộn cùng các loại ma túy và rượu khác.
Mới đây, trong lễ hội Hard Summer Music Festival 2018 diễn ra vào mùa hè vừa qua cũng có đến 23 người nhập viện và 1 người tử vong.
Lễ hội âm nhạc Stereosonic: 6 người chết, vô số người nhập viện
Stereosonic Music Festival 2015 là một trong những lễ hội âm nhạc có nhiều người tử vong do sốc thuốc nhất. Ảnh Internet
Một trong những lễ hội có nhiều trường hợp tử vong do dùng ma túy quá liều là lễ hội Stereosonic được tổ chức tại Sydney năm 2015.
Theo báo cáo của cảnh sát, có đến 6 người tử vong và vô số người tham gia khác phải nhập viện, đa số nạn nhân được xác định trong độ tuổi từ 19 – 25. Phía cũng sát cũng bắt giữ 70 người với tội danh tàng trữ và cung cấp các loại thuốc gây nghiện. Trong đó, 23 người khác bị phạt cảnh cáo liên quan đến cần sa.
Các loại ma túy được phát hiện gồm có: thuốc lắc, MDMA (một loại thuốc lắc), amphetamine, cocaine và cần sa.
Xem thêm: Hà Nội: 7 người chết, nhiều người nhập viện nghi sốc thuốc tại lễ hội âm nhạc