Thứ sáu, 22/11/2024 | 09:37
RSS

Lẩu cháo lòng cực kỳ hấp dẫn trong mùa đông lạnh giá

Chủ nhật, 28/01/2024, 15:15 (GMT+7)

Lẩu cháo lòng đã là một món ăn cực kỳ quen thuộc và gần gũi với người Việt Nam. Có rất nhiều cách nấu lẩu cháo lòng ngon, tùy vào mỗi vùng miền

1. Nguyên liệu làm món lẩu cháo lòng

- Lòng non: 300gr

- Sụn: 100gr

- Má heo: 200gr

- Rau ăn kèm: húng chó, hành khô, tía tô, rau răm, hành lá

- Tiết heo

- Gia vị: mì chính, hạt tiêu

- Dụng cụ: phễu nhồi (nếu không có phễu tại nhà bạn có thể dùng chai cô ca rồi đem cắt phần đầu ra là có chiếc phễu để sử dụng)

Lẩu cháo lòng cực kỳ hấp dẫn trong mùa đông lạnh giá

2. Cách làm lẩu cháo lòng ngon tại nhà

Để làm món lẩu cháo lòng, các bạn hãy tiến hành theo hướng dẫn chi tiết dưới đây:

2.1. Cách làm phần dồi

2.1.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Phần lòng dồi: Các bạn lộn phần bên trong ra, đem rửa thật sạch với nước. Để khử mùi tanh, bạn đem trộn bột mì với lòng heo, dùng thêm cả chanh và nước muối.

Sơ chế nguyên liệu làm lẩu cháo lòng

Với phần rau răm, hành lá,...các bạn hãy rửa sạch với nước rồi đem thái nhỏ là được.

Phần thịt mũi các bạn làm sạch bằng chanh, gừng và nước muối để khử mùi hôi. Sau đó đem thái thành miếng nhỏ để lát sử dụng.

Trộn thịt và rau, ướp thêm gia vị vào cho vừa miệng.

2.1.2 Bước 2: Nhồi lòng

Buộc một đầu lòng non lại và chuẩn bị nhồi lòng. Công thức nhồi lòng các bạn có thể áp dụng như sau:

- 2 bát tiết canh

- 1 bát nước

- 1 bát hỗn hợp thịt ra

Nếu bạn tăng nguyên liệu lên thì cứ thế tính toán để lòng nhồi vừa vị và ngon miệng. Tùy theo sở thích mà có thể tăng tiết, rau hay thịt khi nhồi.

Khi nhồi lòng, các bạn nên làm từ từ để dồi không bị rách. Sau khi nhồi lòng xong, các bạn đem luộc lòng trong nước sôi. Lưu ý để lửa nhỏ và nên mở vung khi nấu.

Khi tiết chín đen thì dùng kim nhỏ chọc vào phần lòng để khí thoát ra ngoài. Sau đó đun nóng phần dồi thêm một lúc là được.

Sau khi nhồi lòng xong, các bạn đem luộc lòng trong nước sôi

2.2. Cách làm phần cháo

Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách làm lẩu cháo lòng cũng như cách nấu cháo sao cho ngon miệng.

Với phần nước luộc dồi, các bạn giữ lại để nấu cháo. Lưu ý là phần nước nhiều thì cháo mới không bị đặc.

Nấu cháo theo tỉ lệ gạo/nước là ⅕. Nếu nấu cháo được bằng nồi đất là tiện nhất, không thì bạn có thể dùng nồi cơm điện để nấu cháo cho nhừ.

2.3. Ăn lẩu

Thái lòng dồi thành từng miếng, có thể thêm lòng non hay tim...theo sở thích.

Chuẩn bị chút hành khô rồi phi thơm. Phần hành khô này cũng sẽ cho vào lẩu.

Các loại rau như tía tô, hành lá,...sau khi thái nhỏ hãy để ra bát để sử dụng (tùy sở thích cá nhân).

Khi cháo chín bạn cho lòng dồi, tim,...vào nồi cháo, rồi thêm hành phi thơm và rau thái nhỏ vào là có thể thưởng thức. Ngoài ra, với nước dùng nóng hổi, các bạn có thể nhúng thêm rau sống theo sở thích.

3. Cách chọn mua nguyên liệu làm lẩu cháo lòng

Để thực hiện cách làm lẩu cháo lòng thành công không chỉ phụ thuộc vào cách chế biến, tay nghề của người nấu mà còn cả yếu tố nguyên liệu. Mà nguyên liệu chính làm nên hương vị đặc trưng ở đây lại chính là lòng lợn. Vậy làm sao chọn được lòng ngon?

Để chọn được lòng tươi ngon, bạn nên chọn mua tại các siêu thị hoặc những cơ sở kinh doanh uy tín, nếu quen biết chỗ cung cấp lòng heo ngon thì càng tốt. Như vậy sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều về nguồn gốc xuất xứ.

Khi mua lòng, bạn nên tìm những phần lòng tươi sáng và có vỏ ngoài bóng bẩy. Lòng ngon thì chắc chắn phải căng và không bị hôi. Nếu muốn mua ruột non thì nên chọn loại ruột bé, căng, tròn đều, bề mặt màu trắng hồng, bên trong có dịch màu trắng sữa. Nếu loại lòng non muốn mua có dịch màu hơi vàng thường sẽ bị đắng, ăn không ngon.

Như vậy, chúng tôi vừa hướng dẫn cho bạn biết cách làm lẩu cháo lòng. Chắc chắn khi được thưởng thức món ăn độc đáo này do chính tay bạn nấu, các thành viên trong gia đình bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên và thích thú. Chúc các bạn thành công và ngon miệng khi thưởng thức lẩu cháo lòng cùng gia đình, bạn bè, đừng quên chia sẻ cảm nhận của bạn với chúng tôi nhé

Thảo Nhi
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại