Thứ sáu, 22/11/2024 | 01:15
RSS

Kinh nghiệm điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng

Thứ hai, 28/02/2022, 18:45 (GMT+7)

Viêm loét dạ dày hành tá tràng là bệnh khó điều trị dứt điểm do có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến bùng phát triệu chứng. Vậy, điều trị thế nào có hiệu quả cao?

Viêm loét dạ dày hành tá tràng

Viêm loét dạ dày hành tá tràng khó điều trị dứt điểm

Bệnh Viêm loét dạ dày hành tá tràng là gì?

Loét dạ dày tá tràng là tình trạng viêm loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần tiếp nối với dạ dày và là phần đầu của ruột non).

Tổn thương xảy ra ở lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng. Tổn thương khiến các lớp bên dưới thành dạ dày hành tá tràng bị lộ ra.

Dấu hiệu viêm loét dạ dày hành tá tràng

Đau vùng bụng trên rốn – còn gọi là đau vùng thượng vị là dấu hiệu phổ biến nhất. Cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói hoặc sau ăn 2 - 3 tiếng. Cơn đau có tính chất âm ỉ, đau tức bụng hoặc đau quặn từng cơn.

Các dấu hiệu khác như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn; Ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị; Rối loạn tiêu hóa.

Viêm loét dạ dày hành tá tràng
Viêm loét dạ dày hành tá tràng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu

Viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng này:

  • Uống nhiều bia rượu
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)
  • Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm kéo dài
  • Thường xuyên hút thuốc lá
  • Căng thẳng thần kinh (stress) kéo dài

Kinh nghiệm chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng

Do có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, nên để điều trị bệnh, kinh nghiệm của nhiều bệnh nhân là cần kết hợp cả chế độ ăn uống, sinh hoạt lẫn dùng thuốc. Việc dùng thuốc cũng cần lưu ý kết hợp cả thuốc Tây y và thuốc Đông y để điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.

1. Loét dạ dày hành tá tràng ăn gì, tránh gì?

Thực phẩm có tác dụng làm đệm trung hòa lượng axit dạ dày

Nhóm thực phẩm này có sữa, trứng, cơm, cháo, bánh mì.

Thực phẩm có chứa đạm dễ tiêu

Nhóm thực phẩm này gồm thịt lợn nạc, cá nạc, thịt gà bỏ da…

Các loại rau củ quả tươi

Nên ưu tiên các loại rau họ cải như bắp cải, rau cải chip, cải cúc… vì rau họ cải có chứa nhiều vitamin tốt cho việc làm lành vết thương của đường tiêu hóa.

Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn

Nhóm thực phẩm này gồm các loại thịt nguội, xúc xích, lạp sườn, gà rán, khoai tây chiên…

Tránh các loại quả chua

Chanh, cam, xoài xanh, cóc, sấu chua có thể khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn, khiến vết loét thêm trầm trọng.

Cắt giảm bia rượu, nước uống có ga, cà phê đậm đặc

Các loại thức uống này không tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng.

Viêm loét dạ dày hành tá tràng
Người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng nên lưu ý chế độ ăn uống

2. Điều trị bằng thuốc Tây y

Để điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng, bác sĩ có thể chỉ định nhiều nhóm thuốc như:

  • Thuốc kháng axit dạ dày tá tràng
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Kháng sinh diệt trừ vi khuẩn HP

Việc điều trị bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, đặc biệt là với tình trạng viêm loét do vi khuẩn HP. Bởi, nếu dùng thuốc không đủ liệu trình sẽ không diệt trừ được vi khuẩn, không khỏi bệnh, ngược lại còn làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Viêm loét dạ dày hành tá tràng
Viêm loét dạ dày hành tá tràng cần kết hợp nhiều loại thuốc

3. Điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng bằng thuốc Đông y

Điều trị bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng khó khăn do bệnh dễ tái phát. Do vậy, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, dùng thuốc Tây y, người bệnh có thể kết hợp dùng thêm thuốc Đông y.

Đông y có nhiều bài thuốc trị bệnh dạ dày có hiệu quả vượt trội, tiêu biểu như bài thuốc dạ dày có công dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống bí truyền. Tính hiệu quả của bài thuốc này đã được nhiều thế hệ người bệnh chứng minh.

Bài thuốc có hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày; Điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon.

Ưu điểm của thuốc Đông y là tuy không có công dụng nhanh như Tây y nhưng hiệu quả lại bền vững, lâu dài, phù hợp với các bệnh mạn tính cần điều trị thời gian dài.

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm thuốc Dạ dày Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Dạ dày Đông y dạng viên nén hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng có thể tham khảo sử dụng thuốc để điều trị, ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại