Chủ nhật, 19/01/2025 | 06:13
RSS

Khi nước đóng bình "tinh khiết" được sản xuất ở gần nghĩa địa

Thứ hai, 31/07/2017, 14:56 (GMT+7)

Tại cơ sở sản xuất nước đóng chai ở huyện Thanh Trì, giếng khoan cung cấp nước đóng bình chỉ cách nghĩa địa chưa đầy 1km.

Theo thông tin của VTV thì tại huyện Thanh Trì, Hà Nội có một cơ sở sản xuất nước đóng bình tinh khiết được nhiều người tin tưởng. Tuy nhiên, chiếc giếng khoan nơi mà cơ sở này lấy nước lại bắt nguồn từ khu mộ và kênh mương chứa nước thải. Và, vị trí của bể lọc nước bị bao vây bởi những thứ mất vệ sinh nhất

Không chỉ cơ sở này mà ở huyện Thanh Trì có nhiều cơ sở khác cũng sản xuất nước đóng bình với điều kiện không đảm bảo vệ sinh của Bộ Y tế. Nơi sản xuất chật hẹp, ẩm thấp, tối tăm, và cũng là khu vực… vệ sinh của chó mèo.

nghĩa địa

Nghĩa địa gần cơ sở sản xuất nước đóng bình ở Thanh Trì. Ảnh: VTV

Khu vực trường học, bệnh viện là những điểm đến của những bình nước được gọi là tinh khiết. Không biết đã có bao nhiêu hộ dân, sinh viên hay hộ gia đình phải uống thứ nước siêu bẩn như những cơ sở này.

Trong vai người có nhu cầu mua nước đóng chai số lượng lớn, phóng viên nhanh chóng được giới thiệu nguồn nước đầu vào và hệ thống bể lọc. Dòng nước đầu vào đục ngầu. Bể lắng, bể lọc có rêu xanh bám đầy. Trong khi đó, cơ sở này cách khu nghĩa địa địa phương chưa đến 1km. Chủ cơ sở khẳng định, việc sử dụng nước giếng khoan để lọc nước được thực hiện hơn 5 năm nay.

cơ sở sản xuất nước đóng bình gần nghĩa địa

Cơ sở sản xuất nước đóng bình ở gần nghĩa địa. Ảnh: VTV

Cũng tương tự như thế, trên báo Tiền Phong đưa tin cơ sở sản xuất nước uống đóng bình ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TPHCM cơ quan chức năng phát hiện chủ cơ sở dùng nguồn nước giếng khoan đóng bình, sau đó xử lý qua loa bằng máy lọc than hoạt tính rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. 

Điều đáng nói là nguồn nước ngầm ở một số quận, huyện tại TPHCM đang nhiễm bẩn nghiêm trọng, trong khi không ít cơ sở không sử dụng hệ thống lọc để loại bỏ các chất độc hại mà đưa thẳng vào bình. 

Chia sẻ với Tiền Phong, chuyên gia sức khỏe cộng đồng Hoàng Thị Ngọc Ngân cho0 biết, để có một bình nước đảm bảo an toàn, cơ sở sản xuất cần tuân thủ theo quy trình sản xuất nhất định: qua than, cát sỏi để cặn lơ lửng trước khi lọc qua cặn li ti. 

quy trình sản xuất nước đóng bình

Quy trình sản xuất nước đóng bình chưa đảm bảo. Ảnh: Tiền Phong

Cũng theo thạc sĩ Ngân thì nước này sau đó còn phải được lọc qua than hoạt tính rồi mới chuyển qua lọc vi trùng và xử lý tia cực tím, cuối cùng nước mới được cho vào bình và đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường.

Tại TP.HCM có khoảng 200.000 chiếc giếng khoan tập trung ở các quận 9, 10, 11, 12, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Tân và Tân Phú có chứa hàm lượng nitơ cao. Riêng tại Gò Vấp, hàm lượng nitơ đã vượt tiêu chuẩn nước dùng cho ăn uống và bị nhiễm vi sinh gây các bệnh tiêu hóa. 

Tuy nhiên, nguồn nước này được dùng để hô biến thành nước uống tinh khiết, nước đóng bình, đóng chai mà không qua hệ thống lọc xử lý vi trùng và tia cực tím. Trong kết quả kiểm tra mới đây của Sở Y tế TPHCM đối với 70 cơ sở sản xuất nước uống đóng bình, đóng chai, 27 cơ sở không đảm bảo vệ sinh với hơn 20 mẫu nước nhiễm vi sinh.

Nguy hiểm hơn, tại Cty sản xuất nước T.Đ. trên đường Nguyễn Thái Bình, quận 1, nhãn hiệu nước đóng bình Aquaphar nhiễm Pseudomonas aeruginosa - một loại vi trùng gây bệnh mủ xanh rất nguy hiểm. Sản phẩm nước uống của hàng chục cơ sở khác nhiễm vi sinh gây tiêu chảy…

sản xuất nước đóng bình bẩn

Sản xuất nước đóng bình bẩn tại một cơ sở ở TP.HCM. Ảnh: Tiền Phong

Còn theo bác sĩ Cao Ngọc Nga, chuyên gia vi sinh của Trường ĐH Y Dược TPHCM thì nước đóng bình không đảm bảo vệ sinh rất nguy hiểm. 

“Ngoài sử dụng nguồn nước không đảm bảo, hệ thống xử lý nước thô sơ và công nghệ xúc rửa bình mất vệ sinh là nguyên nhân giúp các loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại. Nước đóng bình nhiễm Pseudomonas aeruginosa - loại trực khuẩn gây bệnh mủ xanh và nhiễm Coliforms - một loại vi khuẩn gây bẩn rất nguy hiểm cho người dùng”.

Chuyên gia này cho biết, Pseudomonas gây các bệnh nhiễm khuẩn ở người như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn cơ hội. Đây là loại trực khuẩn gram âm, sống ở khắp nơi trong môi trường thiên nhiên, thích hợp với các môi trường ấm và ẩm ướt.

Khuẩn này có độc lực cao, rất dễ xâm nhập vào giác mạc khi có điều kiện thuận lợi. Trực khuẩn mủ xanh còn có khả năng tiết ra men tiêu collagen, dẫn đến hoại tử giác mạc, thủng giác mạc nhanh chóng. “Ở một số trẻ em bị viêm hô hấp mạn tính kéo dài mà căn nguyên do trực khuẩn mủ xanh thì chất nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh mà người ta hay gọi là “thò lò mũi xanh”, bác sĩ Nga cho biết.

Cơ sở sản xuất nước "tinh khiết" ở gần nghĩa địa. Nguồn: VTV

Q.N (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN