Chủ nhật, 24/11/2024 | 03:14
RSS

Khám phá món quà bí ẩn đầy giá trị mà Nga có thể trao tặng cho Tổng thống Mỹ Trump

Thứ bảy, 11/02/2017, 13:03 (GMT+7)

Thông tin từ một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ, Moscow đang có ý định đưa cựu nhân viên tình báo Edward Snowden về Mỹ như một "món quà". Vậy Edward Snowden có giá trị gì?

Món quà đặc biệt mà Nga có thể dành cho Mỹ

Dẫn thông tin từ một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ người chuyên phân tích các báo cáo tình báo nhạy cảm về những kế hoạch của Nga, NBC News ngày 10/2 cho biết, Moscow đang có ý định đưa cựu nhân viên tình báo Edward Snowden về Mỹ như một "món quà" nhằm lấy lòng Tổng thống Donald Trump.

Một quan chức khác trong cộng đồng tình báo Mỹ cũng xác nhận thông tin này và nói thêm rằng các động thái liên quan đã được theo dõi từ khi ông Trump nhậm chức ngày 20/1. 

Cựu trợ lý cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Juan Zarate thì tỏ ra cẩn trọng với ý đồ này của Nga, cho rằng Moscow lấy việc trao trả ông Snowden như một tín hiệu làm ấm lại quan hệ và tăng cường hợp tác, nhưng thực chất sẽ lợi dụng cho các mục đích khác, gồm do thám và các hoạt động an ninh mạng.

Có thể Nga sẽ dành món quà bất ngờ cho Mỹ? Ảnh: Internet

Trong khi đó, ông Ben Wizner, luật sư của Snowden chia sẻ với NBC rằng, ông chưa nghe bất cứ kế hoạch nào về việc trả Snowden trở lại Mỹ. "Đội Snowden chưa nghe bất cứ tín hiệu nào như vậy và không có lý do gì để lo lắng", luật sư Wizner nói.

Phản ứng về thông tin trên, đích thân Snowden đã viết trên Twitter rằng: "Cuối cùng, bằng chứng không thể cãi rằng tôi chưa khi nào hợp tác với tình báo Nga".

Snowden có giá trị gì?

Edward Snowden là công dân Mỹ 30 tuổi, từng làm trợ lý kỹ thuật cho Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), và là nhân viên của nhà thầu quốc phòng Booz Allen Hamilton. Snowden đã làm việc cho Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) trong 4 năm với tư cách là nhân viên của một số nhà thầu đối tác của NSA.

Năm 2007, CIA tin tưởng cử anh đi hoạt động tại Geneva (Thụy Sĩ) dưới vỏ bọc ngoại giao. Snowden được giao trọng trách duy trì an ninh mạng máy tính và do đó được tiếp cận một khối lượng lớn tài liệu mật.

Năm 2013, khi vẫn đang làm việc cho văn phòng NSA tại Hawaii, Snowden thực hiện những bước chuẩn bị cuối cùng cho việc công bố các tài liệu của NSA. Đầu tiên Snowden “cóp” hết các dữ liệu cuối cùng mà anh định công bố. Sau đó anh nói với sếp phụ trách anh rằng mình cần nghỉ việc một vài tuần để điều trị bệnh động kinh. Lúc khăn gói, Snowden cũng có nói với bạn gái là sẽ đi xa vài tuần.

Hôm 20/5/2013, Snowden đáp máy bay đi Hong Kong. Snowden chọn Hong Kong vì tin rằng nơi này đón chào những người bất đồng chính kiến và không chịu ảnh hưởng bởi chính phủ Mỹ.

Edward Snowden. Ảnh: Internet

Snowden đã tiết lộ chương trình nghe lén đồ sộ của chính phủ Mỹ và các đồng minh trên toàn thế giới Những tiết lộ của Snowden đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận nóng bỏng ở phương Tây về việc chính phủ xâm nhập vào đời tư như thế nào mà không vượt quá thẩm quyền.

Mỹ muốn truy tố Snowden vì tội gián điệp, nhiều nhân vật của công chúng ở Mỹ gọi người này là kẻ phản bội đất nước. Trong khi đó, những người ủng hộ lại gọi Snowden là nhà vô địch nhân quyền, dám phơi bày những vi phạm riêng tư của NSA và các cơ quan khác của Mỹ.

“NSA có thể do thám tất cả mọi người, từ tổng thống trở xuống”, Snowden nói. Trên lý thuyết, cơ quan tình báo hỗ trợ tập hợp tin tức tình báo từ các mục tiêu nước ngoài, được biết đến dưới cái tên SIGINT. “Trong thực tế, đó là một câu chuyện hài, họ đã tập hợp siêu dữ liệu của hàng triệu người Mỹ. Nội dung ghi âm các cuộc điện thoại, tiêu đề thư điện tử đều được lưu trữ mà không có sự đồng ý. Từ những dữ liệu đó anh có thể xây dựng một câu chuyện về cuộc đời một cá nhân nào đó - về bạn bè, người yêu, sở thích và cả nỗi buồn của họ”.

Snowden hiện đang sống tại Nga. Ảnh: Internet

NSA đã bí mật theo dõi cả thông tin liên lạc thông qua cáp quang ngầm dưới đáy đại dương. Điều này cho phép Mỹ và Anh có thể đọc được tất cả thông tin liên lạc toàn cầu. Những chỉ dụ đặc biệt đã được gửi đến các nhà cung cấp mạng điện thoại, yêu cầu phải chuyển giao dữ liệu khách hàng. Còn gì nữa? “Phần lớn Thung lũng Silicon đều dính dáng đến NSA”, Snowden khẳng định, “Google, Microsoft, Facebook và thậm chí Apple của Steve Job”.

“NSA đang vi phạm Hiến pháp Mỹ và quyền tự do cá nhân. Họ thậm chí cài đặt các cửa sau bí mật vào phần mềm mã hóa trực tuyến - thường sục vào tài khoản ngân hàng - làm suy yếu hệ thống”.

Và Snowden cũng tiết lộ tại sao anh quyết định công khai mọi chuyện. Anh đã vứt bỏ cuộc sống và sự nghiệp của mình. Anh nói với rằng anh không muốn sống trong một thế giới nơi những gì mình nói, mọi thứ mình làm, mọi người mà mình trò chuyện, mỗi sự thể hiện tình yêu hay tình bạn đều bị ghi âm.

Snowden kẹt ở sân bay Sheremetyevo, Moscow vào tháng 6/2013, sau khi bị Chính phủ Mỹ thu hồi hộ chiếu trong lúc vẫn đang ở trên máy bay, khiến Snowden không thể rời Nga một cách hợp pháp. Tháng 8/2013, Snowden được Nga đồng ý cho tị nạn chính trị một năm, sau đó gia hạn thêm ba năm và ổn định ở Nga tới nay.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

"Bức thư mà em đang viết đây thực sự là bức thư được viết bằng nét mực nhòe, trộn với nước mắt của em. Em viết bức thư này gửi chị với sự tiếc thương anh Trọng, người đã khuất và với sự quan tâm lo lắng cho chị…", trích thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith.