Thứ sáu, 22/11/2024 | 06:49
RSS

Kem chống nắng chứa hóa chất gây hại khi tiếp xúc với nước

Chủ nhật, 02/07/2017, 07:00 (GMT+7)

Kem chống nắng từ lâu đã trở thành sản phẩm không thể thiếu của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy một vài thành phần trong loại mỹ phẩm này có thể trở thành tác nhận gây hại khi tiếp xúc với nước.

Kem chống nắng có chứa avobenzone sẽ trở thành chất gây hại khi tiếp xúc với nước

Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow Lomonoxop cho biết họ phát hiện một đặc tính tạo nên sự phá hủy avobenzone, khiến chất này trở nên độc hại khi tiếp xúc với nước.

Được biết, Avobenzone được tìm thấy trong nhiều sản phẩm kem chống nắng hóa học cũng như son, kem dưỡng và nhiều loại Mỹ phẩm khác. Đây là một dẫn xuất trong hợp chất hóa học của ibenzoylmethane và được biết đến là một lớp màng hấp thụ tia UV và vô hiệu hóa các tác hại của nó lên da.

Thực ra, bản thân Avobenzone không gây hại, nhưng nghiên cứu mới đây phát hiện rằng trong môi trường nước và dưới môi trường có ảnh hưởng bởi bức xạ tia cực tím, nó có thể phân nhỏ thành những hợp chất hóa học nguy hiểm.

Kem chống nắng

Kem chống nắng vừa được phát hiện có chứa hợp chất gây hại da khi tiếp xúc với nước. Ảnh minh họa

Họ đã tiến hành thí nghiệm với vận động viên bơi lội đã được bôi kem chống nắng và tiếp xúc với nước để các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích mức độ phân nhỏ mà Avobenzone sẽ tác động thế nào trên da của con người khi bị ướt. Họ nhận thấy rằng Avobenzone biến đổi thành nhiều hợp chất thuộc các nhóm aromatic acids và aldehydes, phenols và acetyl benzenes khi nó phân nhỏ trong nước. Phenols and acetyl benzenes được cho là những chất vô cùng độc hại.

“Dựa trên thí nghiệm, chúng ta có thể thấy rằng các hợp chất bình thường có thể được cho là an toàn nhưng khi chuyển thể trong nước lại chuyển đổi thành những chất nguy hiểm.” Tiến sĩ Albert Lebedev, Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow Lomonoxop cho biết. Mặc dù trên thực tế, không có bất kỳ hồ sơ nào chỉ ra mức độ độc hại này với những sản phẩm có mặt trên thị trường, tuy nhiên, acetyl benzenes và phenols, đặc biệt là những chất bị clo hóa lại là những chất khá độc và cần được chú ý.

Trên thị trường hiện nay tồn tại hai loại kem chống nắng chủ yếu là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Kem chống nắng vật lý có 2 thành phần chính là Zinc Oxide và Titanium Dioxide. Zinc oxide và Titanium dioxide giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ tia UV, khiến chúng không thể xuyên qua da, như một mức tường thành vững chắc giúp phản xạ lại các tia cực tím.

Trái với kem chống nắng vật lý, thành phần chính của loại kem chống nắng hóa học là avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,…là những chất hấp thụ tia UV và vô hiệu hóa các tác hại của nó lên da.

Dựa trên những nghiên cứu như vậy, chúng ta có thể biết được cách phòng chống cũng như hạn chế sử dụng những sản phẩm có tiềm ẩn nguy cơ gây hại để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow Lomonoxop đang tiếp tục nghiên cứu về cách thức Avobenzone biến đổi dưới điều kiện nước ngọt và nước mặn được khử trùng bằng Clo hoặc Brom để đưa ra những khuyến cáo kịp thời với người tiêu dùng. 

Cách lựa chọn kem chống nắng

Theo tiến sĩ Darrell Rigel thì khi lựa chọn kem chống nắng, chị em phụ nữ cần lưu ý những điểm sau:

- Chọn kem chống nắng với SPF 30 trở lên có thể ngăn 97% tia UVB.

- Sử dụng kem chống nắng bảo vệ chống lại cả tia UVA (gây lão hóa da sớm) và tia UVB (gây ra cháy nắng). Cả hai loại tia UVA và UVB có thể dẫn đến ung thư da.

Lựa chọn kem chống nắng

Cần lựa chọn kem chống nắng đúng cách. Ảnh minh họa

 - Nên lựa chọn các kem chống nắng chống nước có thể bảo vệ da nhờn hoặc mồ hôi trong 40-80 phút.

- Tất cả kem chống nắng nên được dùng lại sau 2 hai giờ một lần hoặc sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi.

- Đối với da nhạy cảm, hãy chọn kem chống nắng với oxit kẽm hoặc titanium dioxide. Người có làn da nhạy cảm cũng nên tránh kem chống nắng có mùi hương, dầu và axit para-aminobenzoic, còn được gọi là PABA.

Nguyễn Quỳnh (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN