PGS.TS Vũ Văn Tâm, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng trực tiếp phẫu thuật mổ sinh cho sản phụ.
Đó là trường hợp của sản phụ Nguyễn Minh T. (27 tuổi, ở Lạch Tray, Hải Phòng). Chị T mang thai lần hai 37 tuần, ngôi thuận. Tối 29/5, chị có dấu hiệu chuyển dạ, được đưa vào Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Kết quả siêu âm phát hiện em bé có dây rốn thắt nút, bác sĩ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bé và mẹ.
PGS.TS Vũ Văn Tâm, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng trực tiếp mổ sinh, bé trai chào đời nặng 2,8 kg với dây rốn dài 50 cm thắt nút đơn như bím tóc tết. Sau sinh sức khỏe hai mẹ con sản phụ ổn định.
Trước đó, vào ngày 21/5/2019, bệnh viện Phụ sản Hải Phòng cũng tiếp nhận trường hợp sản phụ Nguyễn Thị L. (28 tuổi, ở Tiên Lãng, Hải Phòng) mang thai lần 2, ngôi đầu, thai 38 tuần, em bé cũng có dây rốn thăt nút kiểu bím tóc. Sản phụ được chỉ định sinh thường đón ra 01 bé trai, nặng 3kg, hoàn toàn khỏe mạnh.
Điều đáng nói là tính riêng tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, từ giữa năm 2018 đến nay đã phát hiện và xử trí thành công 05 ca dây rau thắt nút, trong đó có ca song thai dây rau thắt 5 nút. Điều này cho thấy hiện tượng dây rau thắt nút có chiều hướng ra tăng, được phát hiện tần suất ngày càng tăng cao.
Em bé chào đời với dây rốn thăt nút như bím tóc.
Trao đổi với PV, PGS.TS.BS Vũ Văn Tâm - Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hải Phòng cho biết, nút thắt dây rốn hiện tại vẫn là một khó khăn cho chẩn đoán trước sinh, kể cả với những chuyên gia đầu ngành trên thế giới
Trong thai kỳ, dây rốn đảm nhận vai trò quan trọng khi là đường dẫn duy nhất vận chuyển oxy và dưỡng chất từ mẹ sang thai nhi, đảm bảo sự sống của bé khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khi dây rốn bị thắt nút sẽ gây ảnh hưởng đến thai kỳ cả trong quá trình mang thai lẫn quá trình chuyển dạ.
Đây là tình trạng bệnh lý do thai di chuyển trong giai đoạn cuối 3 tháng đầu tạo ra. Tỷ lệ gặp chiếm khoảng 0,3% đến 1% tuỳ từng nghiên cứu. Khi dây rốn thắt nút, đa số các trường hợp sẽ thắt lỏng, thai nhi thường ít bị ảnh hưởng trong quá trình có thai. Nhưng khi dây rốn thắt chặt, sẽ làm cản trở tuần hoàn thai nhi, hậu quả cuối cùng là thai nhi có thể sẽ chết trong bụng mẹ.
Theo ác bác sĩ, dây rốn thắt nút rất khó để phát hiện trong siêu âm tiền sản.
Thắt nút dây rốn được hình thành trong quá trình thai nhi cử động, di chuyển qua các vòng cung dây rốn. Có 1 số yếu tố làm tăng nguy cơ dây rốn thắt nút như: dây rốn dài, đa ối, kích thước thai nhi nhỏ, thai nhi là bé trai, mẹ bị tiểu đường thai kỳ, song thai 1 túi ối, có chọc dò ối thai kỳ, đẻ nhiều và mẹ dùng các chất kích thích...
Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng khó xác định chính xác thời điểm tạo thành dây rốn thắt nút. Dây rốn thắt nút có thể tạo thành rất sớm từ 9-12 tuần tuổi thai, bởi ở giai đoạn này thể tích nước ối nhiều hơn thể tích thai nhi
Dây rốn thắt nút rất khó để phát hiện trong siêu âm tiền sản. Tuỳ từng khả năng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm lâm sàng cũng như chất lượng của hệ thống máy siêu âm, dây rốn thắt nút có thể phát hiện ra.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ tử vong của trường hợp bị dây rốn thắt nút tăng gấp 4 lần so với trường hợp thai kỳ bình thường. Để đề phòng được biến chứng nguy hiểm của thắt nút dây rốn trong thai kỳ, các bác sĩ khuyến cáo thai phụ cần khám thai định kỳ, đặc biệt phải chú ý đến hoạt động của thai, nếu thấy bất kỳ sự bất thường nào, cần phải đi khám ngay.
Xem thêm clip: 7 điều kiêng cữ sau sinh bà đẻ nào cũng phải biết nếu không muốn về già phải trả giá đắt