Các nhà khoa học đã phát hiện ra không chỉ 1 mà là 1 vạn hố đen nhỏ ở khu vực trung tâm dải ngân hà.
Giả thuyết về sự tồn tại của các lỗ đen nhỏ xung quanh siêu hố đen đã được các nhà khoa học đặt ra cách đây hàng thập kỷ nhưng điều đó rất khó để chứng minh do các hố đen “lẩn trốn rất kỹ”.
Hiện tại, với sự giúp đỡ của các thiệt bị công nghệ cao tân tiến nhất, các nhà khoa học đã có thể tìm ra các tia X phát ra từ một cụm các hố đen với kích thước nhỏ đã nuốt một ngôi sao đi ngang qua trong lực hấp dẫn của chúng, tạo ra một "lỗ đen nhị phân".
Việc phát hiện ra các hố đen nhỏ là một thách thức lớn. Tiến sĩ Hailey nói: "Các hố đen đơn độc thường không hoạt động nhiều, chúng chỉ là một khoảng màu đen cô lập. Vì vậy, tìm kiếm các lỗ đen bị cô lập không phải là một giải pháp thông minh".
Thay vào đó, nhóm nghiên cứu của ông đã chuyển qua việc tìm hiểu các dữ liệu được ghi lại từ kính thiên văn không gian Chandra để xác định các dấu hiệu phát ra tia X của các hố đen. Cuộc tìm kiếm đã tìm ra được 12 vật thể trong vòng 3 năm ánh sáng của Sgr A. Phân tích thêm về các tính chất của chúng cho thấy rằng phải có tối đa 500 mã nhị phân hố đen.
Hơn 10.000 hố đen mới được phát hiện tại trung tâm giải ngân hà
Với việc thu thập được từ 300 đến 500 mã nhị phân, các nhà khoa học có thể suy luận được có bao nhiêu lỗ đen "cô lập" xuất hiện ở trung tâm dải ngân hà. Kết quả sau quá trình tính toán cho các nhà nghiên cứu đáp án rằng có khoảng 10.000 tiểu hố đen vũ trụ đang tồn tại gần siêu hố đen trong dải ngân hà.
Nhà nghiên cứu vật lý thiên văn Hoa Kỳ Tiến sĩ Chuck Hailey, từ Đại học Columbia ở thành phố New York, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: "Phát hiện này khẳng định một lý thuyết chính và cũng dẫn tới nhiểu giả thuyết phụ.
Phát hiện này sẽ tiến bộ đáng kể cho việc nghiên cứu sóng hấp dẫn bởi vì biết được số hố đen ở trung tâm của một thiên hà điển hình có thể giúp dự đoán được sẽ có bao nhiêu sự kiện sóng hấp dẫn có thể liên quan đến chúng”.
Các hố đen siêu nặng ở trung tâm của Dải Ngân hà được gọi là Sagittarius A (Sgr A) có thể chứa khoảng bốn triệu lần khối lượng của mặt trời và cách Trái đất 26.000 năm ánh sáng.
Cuồng khí và bụi xung quanh Sgr A được cho là nền tảng vững chắc giúp hố đen nuốt chửng các ngôi sao khổng lồ.