Phiên thảo luận về dự thảo Luật An ninh mạng đầu kỳ họp này. Ảnh Vneconomy
Theo tài liệu đã được công bố trên Trung tâm báo chí của kỳ họp, dự thảo luật gồm 7 chương 43 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.
Theo Vneconomy, Trung tâm báo chí cũng đăng tải báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Báo cáo này sẽ được trình bày trước khi Quốc hội bấm nút.
Báo cáo cho biết, dự thảo luật trình Quốc hội thông qua đã được chỉnh sửa nhiều điểm so với bản được Quốc hội thảo luận tại đầu kỳ họp.
Cụ thể, điiều 10 đã quy định những nội dung cơ bản về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia và giao Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục cụ thể là bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin và bảo đảm thống nhất với quy định của Luật An toàn thông tin mạng. Trong quá trình tiếp thu ý kiến đai biểu, Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý các khoản của diều 10 cho rõ ràng, chặt chẽ hơn.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội gửi phiếu lấy ý kiến các vị đại biểu Quốc hội đối với điều 10 của dự thảo luật trình Quốc hội thông qua, kết quả số phiếu thu về là 437 phiếu, trong đó có: 392 phiếu đồng ý (chiếm 89,7%); 41 phiếu không đồng ý (chiếm 9,38%); 4 phiếu ý kiến khác (chiếm 0,92%).
Cùng với những ưu thế vượt trội mà không gian mạng đem lại, thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề về bảo đảm an ninh và khoảng trống trong thực thi chính sách quản lý, trong đó có Việt Nam. Việc xây dựng và ban hành Luật An ninh mạng trong điều kiện, tình hình thực tế hiện nay của Việt Nam là hết sức cần thiết, An ninh thủ đô đưa tin.
Cũng giống như các dự luật khác, trước và trong khi trình Quốc hội cho ý kiến thông qua, đều nhận được ý kiến đa chiều của dư luận. Nhiều chuyên gia, nhà quản lý nhận định, hoạt động hướng lái dư luận chống phá dự thảo Luật An ninh mạng của số phần tử chống đối nhằm có điều kiện tiếp tục hoạt động sử dụng không gian mạng tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, phá hoại nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước.
Không ít phần tử xấu lo sợ sẽ bị tước bỏ điều kiện hoạt động và bị pháp luật xử lý bởi nội dung các hành vi bị cấm được quy định tại dự thảo Luật An ninh mạng, nên đã ra sức bằng mọi cách tác động, tuyên truyền hướng lái dư luận, chống phá, cản trở dự thảo Luật An ninh mạng thông qua bằng các hoạt động cụ thể trước và trong khi diễn ra kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
Một trong số đó phải kể đến việc các đối tượng tập trung đăng tải thông tin lên mạng xã hội, các trang mạng có nội dung xấu, độc, tập trung tuyên truyền, xuyên tạc, cho rằng: “đây là luật chống lại loài người”, “nhằm bịt miệng dân chủ”, “đàn áp người bất đồng chính kiến”..., kích động, kêu gọi báo chí, những cá nhân, doanh nghiệp công nghệ thông tin phản ứng về dự luật.
Tuy nhiên, có thể thấy rõ, từ thực tiễn tình hình khu vực và thế giới, xuyên suốt quá trình xây dựng dự thảo, trên cơ sở lắng nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà quản lý, đặc biệt là sự quyết định của các đại biểu Quốc hội, Luật An ninh mạng đi vào đời sống sẽ đảm bảo tốt hơn môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; là cơ sở pháp lý quan trọng giúp lực lượng chuyên trách xử lý những nguy cơ, thách thức từ không gian mạng một cách kịp thời và hiệu quả.
Báo cáo của Cục An ninh mạng, Bộ Công an cho thấy, Việt Nam là quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất trong khu vực. Từ năm 2016 đến nay, có hàng chục nghìn cuộc tấn công mạng nhằm vào hệ thống thông tin nước ta.
Đó là chưa kể mạng Internet bị lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động các hoạt động chống phá Nhà nước, xúc phạm nhân phẩm cá nhân, bịa đặt thông tin gây hại về kinh tế, tài chính. Vì vậy, xây dựng và ban hành Luật An ninh mạng là nhiệm vụ cấp bách làm cơ sở pháp lý để đấu tranh, ngăn chặn và xử lý.
Ngăn chặn nhóm người gây rối trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận lần thứ 2