Thứ bảy, 18/01/2025 | 19:18
RSS

Hỏi nhanh đáp gọn “Hay chảy máu chân răng là bệnh gì?”

Thứ năm, 19/05/2022, 19:15 (GMT+7)

Chảy máu chân răng là triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh răng miệng, nhưng nó cũng là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe khác. Xác định hay chảy máu chân răng là bệnh gì để điều trị đúng.

chảy máu chân răng là bệnh gì

Xác định hay chảy máu chân răng là bệnh gì để điều trị đúng

Hay chảy máu chân răng là bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng, phổ biến nhất là những vấn đề như dưới đây:

Viêm lợi

Viêm lợi thường là do mảng bám ở trên đường viền nướu gây ra. Mảng bám trên răng là do vụn thức ăn và vi khuẩn tạo thành. Nếu mảng bám không được loại bỏ, sẽ cứng lại thành cao răng (vôi răng), khiến tình trạng chảy máu chân răng ngày càng nặng hơn.

Các triệu chứng chính của viêm lợi là chảy máu chân răng, lợi sưng và đau nhức.

Viêm nha chu

Bệnh nha chu là tình trạng nhiễm trùng nướu, xương hàm và các mô nâng đỡ kết nối răng và nướu, xảy ra khi tình trạng viêm nướu ngày càng nặng. Viêm nha chu có thể khiến răng bị lung lay hoặc rụng.

chảy máu chân răng là bệnh gì
Bệnh nha chu là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng

Thiếu vitamin

Thiếu một số vitamin cũng có thể dẫn đến chảy máu chân răng, điển hình là vitamin C và K.

Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp phòng ngừa viêm nướu gây chảy máu chân răng. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến chảy máu nướu răng ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng thật tốt.

Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp đông máu. Thiếu vitamin K có thể gây chảy máu, điển hình là chảy máu chân răng.

Các nguyên nhân khác gây chảy máu chân răng

Bị chảy máu chân răng là bệnh gì? Nhiều khi chảy máu chân răng không phải là bệnh mà là dấu hiệu của một số vấn đề khác như:

  • Đeo răng giả
  • Mang thai
  • Căng thẳng
  • Hút thuốc lá
  • Rối loạn chảy máu
  • Dùng thuốc làm loãng máu

Điều trị chảy máu chân răng bằng cách nào hiệu quả cao?

Sau khi đã xác định được nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng, sẽ tìm ra phương pháp điều trị và ngăn ngừa phù hợp.

Đến gặp bác sĩ

Nếu nguyên nhân gây chảy máu chân răng là do đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc bị rối loạn chảy máu, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm giải pháp khắc phục. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc để điều trị rối loạn chảy máu, hoặc thay đổi loại thuốc làm loãng máu khác.

Nếu nguyên nhân gây chảy máu chân răng là do răng giả, bạn cũng nên đến gặp nha sĩ. Nha sĩ sẽ giúp điều chỉnh hoặc thay thế răng giả phù hợp hơn, để không gây kích ứng nướu và chảy máu.

Nếu nguyên nhân là do mảng bám hay cao răng, thì nên đến gặp nha sĩ để lấy cao răng thường xuyên, trung bình 6 tháng/lần.

chảy máu chân răng là bệnh gì
Lấy cao răng sẽ giúp giảm chảy máu chân răng do mảng bám

Bỏ thuốc lá

Ngoài việc làm tăng nguy cơ ung thư phổi, bệnh tim và đột quỵ, hút thuốc cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nướu.

Hút thuốc có thể làm giảm hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại vi khuẩn gây mảng bám. Bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm viêm nướu và chảy máu chân răng.

Giảm căng thẳng

Một nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa bệnh nha chu và căng thẳng. Theo các nhà nghiên cứu, căng thẳng có tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch, làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể, giảm khả năng chống lại nhiễm trùng nướu.

Ngoài ra, bị căng thẳng cũng khiến một số người lười vệ sinh răng miệng, góp phần gây tích tụ mảng bám và cao răng.

Bổ sung vitamin C và K

Thiếu hai loại vitamin này sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng. Do đó, trong chế độ ăn uống hàng ngày, nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C và K, hoặc tìm cách bổ sung các loại vitamin này qua một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống multivitamin...

Các thực phẩm giàu vitamin C gồm: trái cây họ cam quýt, bông cải xanh, dâu tây, cà chua, khoai tây, ớt chuông...

Thực phẩm giàu vitamin K gồm: cải xoong, cải xoăn, rau bina, rau diếp, đậu nành, dầu ô liu...

Vệ sinh răng miệng thật tốt

Vệ sinh răng miệng thật tốt là “chìa khóa vàng” giúp phòng ngừa các bệnh răng miệng và giảm chảy máu chân răng.

Mỗi ngày, nên đánh răng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Nên dùng bàn chải có đầu nhỏ và lông bàn chải mềm, để làm sạch răng miệng mà không làm đau hay chảy máu nướu.

Sau khi đánh răng, dùng nước súc miệng hoặc nước ngậm răng miệng thảo dược để sát khuẩn và làm sạch răng miệng tối ưu.

Sau khi ăn, nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch vụn thức ăn trong các kẽ răng, giảm mảng bám và viêm nướu.

chảy máu chân răng là bệnh gì
Vệ sinh răng miệng thật tốt sẽ giúp giảm chảy máu chân răng

Dùng xịt răng miệng thảo dược

Để giảm chảy máu chân răng và giảm các nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng như viêm lợi, viêm chân răng, tụt lợi... có thể sử dụng xịt răng miệng thảo dược.

Xịt răng miệng có thành phần thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính, có tác dụng tại chỗ, khu trú tại vùng tổn thương, hỗ trợ giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng.

Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm xịt răng miệng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nên lựa chọn sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi các công ty dược uy tín. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm Xịt Răng Miệng Nhất Nhất.

Xịt Răng Miệng Nhất Nhất được thiết kế dạng vòi xịt dài, có tác dụng tại chỗ vùng tổn thương. Với người bị chảy máu chân răng, có thể xịt vào tổn thương ngày ít nhất 8 lần, mỗi lần xịt 1-2 nhịp, cách nhau 2-3 giờ. Sau khi xịt, chỉ cần giữ vài giây sau đó nuốt.

Ưu điểm của Xịt Răng Miệng Nhất Nhất đó là thành phần thảo dược thơm mát, tiện lợi, chỉ cần xịt trực tiếp, có thể nuốt mà không cần phải súc nhổ.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc “hay chảy máu chân răng là bệnh gì?” và các giải pháp khắc phục. Người hay bị chảy máu chân răng có thể tham khảo và áp dụng, để nhanh chóng xử lý tình trạng này.

XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

chảy máu chân răng là bệnh gìCông dụng:

-        Hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng.

-        Hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại