Chợ đá quý Lục Yên (Yên Bái)
Nằm khiêm tốn ở một góc chợ cóc trước sân của Trung tâm y tế huyện Lục Yên (TT Yên Thế - Yên Bái), chợ đá quý lục yên đã tồn tại đến nay được hơn 20 năm.
Các loại đá quý mua bán ở khu chợ này được khai thác trên đất Lục Yên có giá từ vài nghìn đến vài chục triệu đồng. Chợ họp từ 7h30 đến 9h sáng thì tan, các loại đá được bày sơ sài trên những chiếc bàn con không khác gì những mớ rau bày ngay cạnh đó.
Chợ đá quý Hà Nội
Không chỉ ở Lục Yên – Yên Bái mà ngay giữa lòng Hà Nội cũng có một phiên chợ đá quý khá độc đáo. Chợ nằm lọt thỏm trong khuôn viên khoảng 400m2 ở ngõ 456 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội.
Chợ đá quý Hà Nội họp từ 8h sáng đến 14h chủ nhật hàng tuần, bán đủ loại đá quý từ khắp mọi nơi...
Chợ hoạt động khá tấp nập và nhộn nhịp. Khách đến đây tha hồ thẩm định, ngắm nghía chọn lựa từng viên. Giá bán tùy thuộc vào chất liệu, độ quý hiếm và kích thước của đá.
Một viên saphia xanh hoàng gia có trọng lượng 3,13 cara được chào bán với giá 120 triệu.
Chợ đá quý Non Nước (Đà Nẵng)
Khác với chợ đá quý Lục Yên và chợ đá quý Hà Nội, chợ đá quý Non Nước (Đà Nẵng) nổi tiếng với các mặt hàng đá Mỹ nghệ hơn.
Lối vào chợ đá quý Non nước.
Nguyên liệu để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ là đá cẩm thạch trước đây được khai thác ở núi Ngũ Hành Sơn. Đá núi Ngũ Hành Sơn nhiều vân ngũ sắc, vẻ đẹp cao sang, là mặt hàng được ưa chuộng trong xây dựng và kiến trúc. Từ đất đá vô cảm, người nghệ nhân làng đá mỹ nghệ đã thổi vào đó tâm hồn của con người.
Các mặt hàng đá thủ công mỹ nghệ được bày bán khắp nơi khiến du khách hoa mắt.
Sản phẩm mỹ nghệ bằng đá cẩm thạch khá phong phú: tượng Phật, tượng thánh, tượng người, tượng muông thú…, vòng đá đeo tay trơn láng đầy mầu sắc chạm trổ công phu, tinh tế.