Thứ sáu, 26/04/2024 | 13:36
RSS

Hết kiên nhẫn, quân đội Nga ra tối hậu thư buộc phiến quân Syria rời đi trong 24h

Thứ tư, 26/07/2017, 20:32 (GMT+7)

Al-Masdar News dẫn nguồn tin quân sự ở Damascus cho biết, tối hậu thư có giới hạn 24 giờ để Al-Qaeda Syria rời khỏi Đông Ghouta có hiệu lực bắt đầu từ sáng ngày 26/7 và kết thúc vào sáng ngày 27/7.

Ngày 25/7, phái đoàn quân sự Bộ quốc phòng Nga, đang hoạt động tại Syria ra tối hậu thư, yêu cầu nhóm Hồi giáo cực đoan Quân đội Syria tự do (FSA) trên vùng ngoại ô phía đông Damascus có 24 giờ để buộc nhóm Hay'at Tahrir Al-Sham (Jabhat Al-Nusra, Al-Qaeda Syria) phải rời khỏi khu vực này.

Trong trường hợp ngược lại, nếu không thực hiện, phía Nga sẽ không yêu cầu quân đội Syriatuân thủ bất kỳ lệnh ngưng bắn nào đối với nhóm này.

Nhóm chiến binh Hồi giáo FSA đang có liên kết với Al-Qaeda Syria ở đây là nhóm Faylaq Al-Rahman, đang chiếm giữ một vùng có diện tích lớn trong khu vực Đông Ghouta. Lực lượng này xung đột ác liệt với nhóm Jaysh Al-Isam, một nhóm chiến binh thánh chiến lớn trong khu vực, có quan điểm chống lại Hay'at Tahrir Al-Sham và không được Mỹ cung cấp tên lửa chống tăng TOW.

Quân đội Nga bất ngờ ra tối hậu thư với Hay'at Tahrir Al-Sham. Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng Nga

Quân đội Nga bất ngờ ra tối hậu thư với Hay'at Tahrir Al-Sham. Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng Nga

Lực lượng Jaysh Al-Islam đồng ý ngừng bắn ở Đông Ghouta theo thỏa thuận Cairo (AiCập), nhưng nhóm Faylaq Al-Rahman bác bỏ bất kỳ thỏa thuận nào với quân đội Syria. Lữ đoàn Vệ binh Cộng hòa 105 và 106 đang giao chiến dữ dội với nhóm Hồi giáo cực đoan này trong khu vực Jobar và thị trấn Ain Tarma.

Trước đó, Mỹ dừng cung cấp vũ khí và các nhu yếu phẩm cho Lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) nhằm tìm kiếm sự nhượng bộ hơn nữa từ phía Nga.

Điều này cho thấy sự thay đổi chính sách của Mỹ, muốn hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố, thay vì chống lại chế độ Tổng thống Syria Bashar Al Assad như trước đây.

Được biết, thời gian qua, giải pháp hỗ trợ cho phe đối lập Syria đã không mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Mục tiêu ban đầu của Mỹ là nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad, nhưng kế hoạch này đã bị phá vỡ kể từ khi Nga tăng cường hiện diện tại Syria.

Sự can thiệp của Moscow vừa nhanh chóng khôi phục và củng cố lại chính quyền tại Damascus, đồng thời cũng làm suy yếu nghiêm trọng lực lượng nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn.

Quân đội Nga lại đóng vai trò rất lớn trong việc tái thiết lại các khu vực mới được giải phóng ở Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Quân đội Nga lại đóng vai trò rất lớn trong việc tái thiết lại các khu vực mới được giải phóng ở Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Việc Mỹ và Nga sau đó đạt được thỏa thuận về một lệnh ngừng bắn tại khu vực miền Nam Syria được xem là bước đi phù hợp của Washington.

Bởi, trong bối cảnh cuộc chiến chống IS bước vào giai đoạn quyết định, Mỹ buộc phải đưa ra lựa chọn: hoặc là tăng cường hỗ trợ cho nhóm nổi dậy với hy vọng buộc chính phủ Syria phải thỏa hiệp; hoặc từ bỏ ý định lật đổ Tổng thống Assad, và hợp tác với Nga trong những nỗ lực ngừng bắn để bảo toàn lực lượng. Và như vậy, trong thời điểm này, chỉ có phương án hợp tác với Nga mới có thể mang lại các lợi ích của Mỹ và các đồng minh.

Tàu chiến và tàu ngầm Nga bắn một loạt tên lửa vào Syria 

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, một trận động đất lớn với cường độ 7,4 độ richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía đông Đài Loan khiến cảnh báo sóng thần cho hòn đảo và miền nam Nhật Bản.