Thứ năm, 03/10/2024 | 15:42
RSS

Hãy lấy lại thính lực cho đôi tai và cải thiện chất lượng cuộc sống

Thứ năm, 03/10/2024, 15:35 (GMT+7)

Khi một bộ phận nào đó trên cơ thể không hoạt động bình thường, chúng ta cần nhanh chóng đi thăm khám và kiểm tra tình trạng.

Trong buổi phỏng vấn với BusinessWorld, Bác sĩ Barrie Tan – chuyên khoa phẫu thuật tai, mũi và họng thuộc Bệnh viện Gleneagles tại Singapore, đã lưu ý rằng bệnh nhân không nên ngó lơ các dấu hiệu suy giảm chức năng hoạt động của cơ quan.

Bác sĩ Barrie Tan – chuyên khoa phẫu thuật tai, mũi và họng thuộc Bệnh viện Gleneagles tại Singapore. 

Đặc biệt là chức năng của đôi tai, đây là cơ quan giúp chúng ta nghe được âm thanh và duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể. Nếu một người chỉ nghe được sau khi tăng âm lượng hoặc khi người khác nói lớn tiếng thì có khả năng họ đang gặp phải nguy cơ mất thính lực.

Bác sĩ Tan nhấn mạnh: “Mất đi khả năng nghe sẽ khiến bệnh nhân không thể tự lập một cách hoàn toàn trong cuộc sống và phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người khác”.

Không nên bỏ qua việc kiểm tra sức khỏe khi những tình trạng bất thường như trên xuất hiện. Tiến hành chẩn đoán tình trạng mất chức năng nghe càng sớm thì sẽ sớm tìm được phương pháp điều trị phù hợp. Hơn nữa, giờ đây với những tiến bộ trong kỹ thuật phẫu thuật và công nghệ cấy ghép thính giác, phần lớn các ca bệnh mất thính lực đều có thể phục hồi hoàn toàn khả năng nghe.

Bác sĩ Barrie Tan thăm khám cho người bệnh. 

Bác sĩ Tan gần đây đã điều trị cho một cặp bệnh nhi song sinh nam đến từ Philippines bị chậm phát triển ngôn ngữ và lời nói. Bố mẹ của cặp song sinh phát hiện ra các con gặp khó khăn trong giao tiếp vì cả hai không thể nghe thấy âm thanh, và tình trạng mất thính lực của hai cháu bé nghiêm trọng đến mức sử dụng máy trợ thính cũng không thể giúp phục hồi chức năng nghe.

Cặp song sinh được chẩn đoán có vấn đề về ốc tai, cơ quan thính giác chuyển đổi sóng âm thành xung điện được truyền dọc theo dây thần kinh thính giác đến não.

Đội ngũ y bác sĩ đã thống nhất rằng cặp song sinh sẽ tiến hành làm một phẫu thuật cấy ghép thính giác công nghệ cao được gọi là cấy ghép ốc tai. Thiết bị cấy ghép bao gồm một linh kiện gắn ngoài và một linh kiện gắn trong sẽ được cấy ghép thông qua phẫu thuật. Hai linh kiện này ghép nối và gắn chặt với nhau qua lực hút nam châm. Linh kiện gắn ngoài có một micrô thu thập âm thanh môi trường và sử dụng công nghệ kỹ thuật số để xử lý những âm thanh đó thành tín hiệu điện truyền đến linh kiện gắn trong. Linh kiện gắn trong gửi các tín hiệu điện này đến các tấm phóng điện nhỏ dọc theo dãy điện cực đặt vào bên trong ốc tai. Sau đó, những tín hiệu này kích thích các đầu cuối dây thần kinh thính giác nằm trong ốc tai và dây thần kinh thính giác sẽ truyền các tín hiệu âm điện này về não bộ.

“Trước đây, bệnh nhân thường phải đeo bộ xử lý âm thanh khá cồng kềnh. Trên thực tế, một số bộ xử lý có kích thước rất lớn và được đựng trong một cái hộp, bệnh nhân sẽ phải đeo cái hộp này trên vai hoặc gắn vào thắt lưng. Rất may là nhờ các tiến bộ trong các loại vật liệu và công nghệ xử lý âm thanh, các thiết bị đã dần thu nhỏ kích thước và bộ xử lý âm thanh giờ đây có thể gắn vào đĩa nam châm đeo trên da đầu”, bác sĩ Tan giải thích.

Ngoài ra còn có một phương pháp phẫu thuật cao cấp điều trị mất thính lực gọi là cấy ghép dẫn truyền qua xương giúp bệnh nhân tiếp nhận, cảm nhận âm thanh thông qua rung động xương truyền trực tiếp qua hộp sọ đến tai trong và bỏ qua cơ chế rung của xương tai giữa.

“Có một số trường hợp bệnh sẽ được hưởng lợi từ phẫu thuật cấy ghép dẫn truyền qua xương, bao gồm: trẻ sơ sinh bị thiểu sản vành tai — lỗ tai bị biến dạng và ống tai đóng kín; hoặc người trưởng thành mắc các bệnh lý làm mòn xương tai giữa, làm suy yếu khả năng dẫn truyền rung động”, bác sĩ Tan giải thích.

Thủ thuật nội soi cũng giảm thiểu mức độ xâm lấn trong phẫu thuật hơn so với các phương pháp truyền thống cần phải rạch vết mổ lớn phía sau tai. Thông thường, các kỹ thuật vi phẫu truyền thống đòi hỏi phải khoan xương sọ phía sau tai để tiếp cận tai giữa nơi xuất hiện bệnh lý. “Thay vì phải mở một khoang xương lớn để tiếp cận vùng bệnh lý, chúng tôi giờ đây sẽ bắt đầu từ vùng bệnh lý cần phẫu thuật, từ đó thu nhỏ được kích thước các vết mổ”, bác sĩ tiếp tục chia sẻ.

Các phương pháp điều trị tiên tiến này giờ đây đã có mặt tại Bệnh viện Gleneagles. Kết hợp cùng trang thiết bị hiện đại, chuyên môn phẫu thuật của bác sĩ Tan, bệnh viện luôn sẵn sàng hỗ trợ và điều trị bệnh nhân mắc các bệnh lý Tai-Mũi-Họng, hướng đến mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống trong tương lai.

“Thời gian trước khi tôi bắt đầu làm việc tại bệnh viện Gleneagles, việc đầu tư vào kỹ thuật phẫu thuật tai tiên tiến và cấy ghép thính giác vẫn chưa được trang bị chỉn chu. Sau khi làm việc và cùng nhau trao đổi kinh nghiệm phẫu thuật, bệnh viện sau đó đã hỗ trợ và bổ sung các thiết bị nội soi cần thiết cũng như các dụng cụ vi phẫu để hỗ trợ cho công tác phẫu thuật” - bác sĩ chia sẻ.

Bác sĩ Barrie Tan – Chuyên gia Tai – Mũi – Họng từ Bệnh viện Gleneagles Singpore với các chuyên khoa chính gồm: 

- Người lớn: viêm mũi dị ứng, viêm amidan, mất khứu giác, chấn thương mũi, ù tai dạng mạch, ngáy và ngưng thở khi ngủ, đánh giá thính lực, cấy ốc tai, phẫu thuật giảm áp dây thần kinh mặt.

- Trẻ em: chấn thương tai, tai có dị vật, rách màng nhĩ, u màng nhĩ, viêm amindan, khàn giọng

Để biết thêm chi tiết và nhận thông tin tư vấn từ bác sĩ Barrie Tan, vui lòng liên hệ: 

Văn phòng đại diện Tập đoàn Y tế Parkway tại Hà Nội 

Tầng 5, số 110 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637

Email: info@parkway.com.vn 

FB page: https://www.facebook.com/parkwayhanoi

Thảo Nhi
Theo Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh