Thứ sáu, 07/02/2025 | 10:55
RSS

Hay bị lở miệng thường xuyên là mắc bệnh gì?

Thứ sáu, 07/02/2025, 10:55 (GMT+7)

Bị lở miệng thường xuyên gây đau xót, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và giao tiếp. Nhiều người cho rằng bị lở miệng thường xuyên có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Vậy thực hư của vấn đề này như thế nào?

Tìm hiểu bị lở miệng thường xuyên là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nào

MỤC LỤC:
Lở miệng là gì?
Dấu hiệu nhận biết lở miệng
Hay bị lở miệng thường xuyên cảnh báo bệnh gì?
Bị lở miệng thường xuyên có thể khắc phục bằng cách nào?

Lở miệng là gì?

Lở miệng hay nhiệt miệng là khi xung quanh vòm miệng xuất hiện những vết loét nhỏ, có màu trắng hoặc trắng sữa, chúng có hình tròn hoặc hình oval. Tình trạng này gây khó chịu và ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày. Nhiệt miệng tiến triển nặng hơn có thể dẫn đến sốt, nổi hạch, rối loạn tiêu hóa…

Dấu hiệu nhận biết lở miệng

Người bị nhiệt miệng thường xuất hiện các dấu hiệu nhận biết phổ biến sau:

- Xuất hiện một hoặc nhiều vết đốm đỏ, sưng và phát triển dần thành vết lở, loét. Chúng thường ở những vị trí như: Mặt trong của má và môi, lưỡi, niêm mạc miệng…
- Khu vực trung tâm vết loét có màu trắng hoặc vàng
- Kích thước của vết loét nhỏ (thường chỉ dưới 1cm)
- Vết loét miệng sẽ có màu xám khi bắt đầu lành
- Trong trường hợp nhiệt miệng tiến triển nặng người bệnh có thể sốt, sưng hạch bạch huyết…
- Cơn đau do nhiệt miệng thường biến mất sau khoảng 7 – 10 ngày. Có thể mất khoảng 1 – 3 tuần để vết loét lành hoàn toàn. Với các vết loét lớn thì sẽ mất nhiều thời gian để chữa lành hơn.


Xem kỹ dấu hiệu bị lở miệng để điều trị

Hay bị lở miệng thường xuyên cảnh báo bệnh gì?

Tình trạng nhiệt miệng diễn ra thường xuyên nhiều lần cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số căn bệnh sau:

Bệnh Cedilac: Xảy ra do hệ thống miễn dịch phản ứng phần gliadin của gluten có trong một số loại thực phẩm. Phản ứng này có thể gây viêm teo nhung mao niêm mạc ở ruột non. Ngoài ra, các tế bào T nhạy cảm với gluten được kích hoạt có thể gây tổn thương niêm mạc miệng và hình thành các ổ loét, nhiệt miệng.

Bệnh Crohn: Là tình trạng viêm mạn tính đường ruột. Bệnh thường xảy ở ruột non và
đại tràng nhưng có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên ống tiêu hoá, bao gồm cả miệng. Bên cạnh đó, bệnh Crohn có thể tiến triển nguy hiểm, điển hình nhất là tình trạng suy nhược cơ thể do kém thấp thu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D và vitamin B12

Bệnh Behcet: Là tình trạng tổn thương mạch mạn tính thường xuyên tái phát với các tổn thương trên nhiều cơ quan kết hợp với viêm niêm mạc. Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh Behcet là tình trạng loét miệng kèm đau đớn. Ban đầu, niêm mạc miệng xuất hiện những hình tròn đỏ. Sau đó, nốt tròn này nổi lên và phát triển thành ổ loét. Thời gian lành loét thường mất khoảng 1 – 3 tuần. Sau đó, tái phát liên tục.

Trào ngược dạ dày – thực quản: Là tình trạng dịch tiêu hoá và thức ăn từ dạ dày trào ngược lên ống tiêu hoá phía trên, bao gồm thực quản và khoang miệng. Quá trình này lặp đi lặp lại khiến răng và mô mềm trong khoang miệng bị tổn thương bởi acid và enzyme tiêu hoá. Hệ quả là người bệnh hay bị nhiệt miệng.

Bệnh HIV/ AIDS: Nhiệt miệng thường xuyên tái phát có thể là một trong những hệ quả của HIV gây ra. Do miễn dịch suy giảm, virus Herpes Simplex dễ dàng tấn công vào khoang miệng và gây ra các vết loét đỏ tại niêm mạc má, niêm mạc sau môi, môi, lưỡi và nướu. Các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng thông thường.

Bị lở miệng thường xuyên có thể khắc phục bằng cách nào?

Từ những nguyên nhân nhiệt miệng thường xuyên là do đâu được nói đến ở trên thì có thể đưa ra một số biện pháp khắc phục tình trạng này như:

- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể trong đó ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin B12, sắt và axit folic.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn 
- Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có tính axit cao, đồ cay nóng hoặc các chất kích thích như cà phê, rượu,... Thay vào đó, hãy bổ sung thực phẩm tốt cho niêm mạc miệng như trái cây tươi, rau xanh, sữa chua,...
- Lựa chọn sản phẩm súc miệng, nước ngậm răng miệng từ thảo dược lành tính, không chứa cồn hoặc chất hóa học mạnh.

Nhiệt miệng là tình trạng rất thường gặp. Tình trạng này đem lại sự khó chịu trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày. Do đó, việc hiểu rõ về yếu tố nguy cơ gây bệnh, cảnh giác với những căn bệnh có thể mắc phải khi có dấu hiệu nhiệt miệng để kịp thời chữa trị là vô cùng quan trọng.

NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

Thành phần:
Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
Cách dùng:
Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần sau đánh răng. Bệnh nặng có thể ngậm nhiều lần hơn
 
*Người lớn: Mỗi lần sử dụng 10ml, ngậm trong miệng khoảng 5 -10 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (cứ 15 - 20 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.
 
*Trẻ em: Dùng ½ liều người lớn
 
Mỗi đợt sử dụng từ 5 – 7 ngày, đối với nhiệt miệng, 3-4 tuần đối với bệnh răng lợi. Có thể dùng nhiều đợt hoặc thường xuyên.
 
Chú ý: Khi nhổ dung dịch Răng Miệng Nhất Nhất đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
 
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 120ml.
Điều kiện bảo quản: Nơi khô, dưới 30°C
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 (Trong giờ hành chính).  Fax: (0272) 3.817.337

 

BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại