Tân Hoa Xã cho biết, một hạt bông đã nảy mầm và đang phát triển trên tàu thăm dò Hằng Nga-4 của Trung Quốc đổ bộ mặt trăng cách đây chục ngày.
"Đây là lần đầu tiên con người thực hiện các thí nghiệm tăng trưởng sinh học trên bề mặt mặt trăng", Giáo sư Xie Gengxin, Viện Nghiên cứu công nghệ Tiên tiến (ATRI) tại Đại học Trùng Khánh, người đứng đầu thiết kế thí nghiệm, cho biết trên Tân Hoa Xã.
Các hình ảnh được công bố ngày 15-1 cho thấy, hạt bông đã nảy mầm trong "sinh quyển mặt trăng mini" do các nhà khoa học Đại học Trùng Khánh thiết kế, một thùng chứa làm bằng hợp kim nhôm đặc biệt, cao 19,8 cm, đường kính 17,3 cm và nặng 2,6 kg, bên trong giữ nước, đất, không khí, hệ thống kiểm soát nhiệt và 2 máy ảnh nhỏ.
Hạt giống của Trung Quốc gieo trông trên mặt trăng đã nảy mầm. Ảnh: Internet
Bức ảnh được đăng tải trên trang Weibo của Trường ĐH Trùng Khánh cho thấy mầm bông phát triển tốt trong điều kiện chân không cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, bức xạ mạnh và điều kiện khắc nghiệt.
Ngoài hạt bông, tàu Hằng Nga 4 cũng đưa nhiều loại hạt khác lên mặt trăng – gồm cải dầu, khoai tây, Arabidopsis (cây liên quan đến họ cải), nấm men và trứng ruồi giấm - như một phần của thí nghiệm sinh quyển, đánh dấu lần đầu tiên vật liệu sinh học được trồng trên bề mặt mặt trăng.
Xem thêm: Thực hư võ cổ truyền Ma Quyền Kì Ảo của Việt Nam khiến bao đối thủ khiếp sợ