Thứ bảy, 20/04/2024 | 09:50
RSS

Giải quyết nhanh tình trạng mệt mỏi đau nhức khắp người

Thứ ba, 16/11/2021, 20:04 (GMT+7)

Mệt mỏi đau nhức khắp người là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Xác định được chính xác từng loại bệnh sẽ giúp điều trị được tình trạng này nhanh chóng.

mệt mỏi đau nhức khắp người

Mệt mỏi đau nhức khắp người là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Những nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người

1. Căng thẳng

Khi bị căng thẳng, hệ thống miễn dịch không thể kiểm soát phản ứng đối với tình trạng viêm. Kết quả là, cơ thể không thể chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật như bình thường. Điều này thường dẫn đến đau nhức vì dễ bị viêm và nhiễm trùng khắp nơi.

Những triệu chứng căng thẳng:

  • Nhịp tim cao bất thường
  • Tăng huyết áp
  • Bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi lạnh
  • Run người
  • Đau đầu hoặc đau nửa đầu

Các giải pháp để giảm căng thẳng:

Để giảm căng thẳng, hãy tập thói quen ngồi thiền vài phút mỗi ngày. Hãy tập trung vào hơi thở và để tâm trí thoát ra khỏi những người hoặc những việc khiến bạn căng thẳng.

Đi dạo hoặc đi ra ngoài trời để loại bỏ các tác nhân gây căng thẳng. Tâm sự với một người nào đó mà bạn tin tưởng để tìm ra nguyên nhân cũng như vơi đi nỗi buồn.

mệt mỏi đau nhức khắp người
Căng thẳng gây mệt mỏi đau nhức khắp người

2. Mất nước

Nếu không có đủ nước, cơ thể không thể thực hiện được các chức năng bình thường, bao gồm cả hô hấp và tiêu hóa. Kết quả là cơ thể mệt mỏi, đau nhức, khó chịu.

Các triệu chứng mất nước gồm:

  • Nước tiểu có màu vàng đậm
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Kiệt sức
  • Khô cổ họng

Giải pháp để ngăn ngừa mất nước:

Lượng nước mà một người lớn cần uống là khoảng 8 cốc (mỗi cốc 240ml) mỗi ngày. Lượng nước có thể tăng lên trong những ngày nắng nóng, tập thể dục bị toát nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy...

3. Thiếu ngủ

Ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Mỗi người cần ngủ ít nhất từ ​​6-8 tiếng mỗi đêm. Các mô và tế bào cần cơ thể được ngủ đủ giấc để duy trì sức khỏe và bộ não cần giấc ngủ để luôn sảng khoái và tỉnh táo.

Nếu không ngủ đủ giấc, cơ thể không có thời gian để nghỉ ngơi và bổ sung năng lượng cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến mệt mỏi đau nhức khắp người.

Các triệu chứng thiếu ngủ gồm:

  • Buồn ngủ vào ban ngày
  • Mệt mỏi, uể oải sau khi ngủ dậy
  • Chậm hiểu
  • Nói khó khăn
  • Khó ghi nhớ

Giải pháp:

Nếu thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ, bạn nên thiết lập lịch trình đi ngủ mỗi ngày, nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ cố định, đọc sách và tắt các thiết bị điện tử trước khi ngủ.

4. Cảm lạnh hoặc cúm

Những bệnh nhiễm trùng này tấn công cơ thể và hệ thống miễn dịch cố gắng chống lại chúng, nên cơ thể sẽ bị mỏi mệt, đau nhức. Tình trạng viêm ở cổ họng, ngực và phổi cũng có thể gây đau đớn.

Các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm gồm:

  • Hắt hơi, sổ mũi
  • Ho
  • Viêm họng
  • Khàn giọng
  • Nhức đầu
  • Sốt

Giải pháp:

Nghỉ ngơi, uống nhiều nước và súc họng bằng nước muối ấm sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Nếu bị sốt và đau nhức, có thể dùng thuốc hạ sốt giảm đau không kê đơn như pseudoephedrine (Sudafed) và ibuprofen (Advil). Để giảm đau họng, nên súc họng hàng ngày bằng nước muối, uống nước chanh mật ong ấm, dùng dung dịch xịt họng thảo dược.

mệt mỏi đau nhức khắp người
Mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do cảm lạnh, cúm

5. Viêm khớp

Có rất nhiều bệnh lý viêm khớp như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp... đều gây đau nhức cơ thể.

Các triệu chứng khác kèm theo:

  • Cứng khớp
  • Sưng, nóng, đỏ quanh khớp
  • Khó di chuyển

Giải pháp:

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng loại bệnh viêm khớp và tình trạng bệnh. Thông thường gồm thuốc giảm đau, chống viêm và thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện.

6. Thiếu vitamin D

Hạ canxi huyết hoặc nồng độ canxi trong máu thấp có thể xảy ra khi không có đủ vitamin D trong cơ thể. Nhiều cơ quan quan trọng chẳng hạn như thận và cơ cần có canxi để hoạt động bình thường. Xương cũng cần canxi để khỏe mạnh. Nếu không có đủ vitamin D để giúp hấp thụ canxi, bạn có thể cảm thấy đau nhức ở các cơ quan này và đau nhức trong xương.

Các triệu chứng thiếu vitamin D gồm:

  • Chuột rút
  • Co giật hoặc co thắt cơ
  • Chóng mặt

Giải pháp:

Để bổ sung vitamin D, nên tắm nắng để da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, hoặc dùng viên uống bổ sung vitamin D.

7. Tăng bạch cầu đơn nhân

Bệnh bạch cầu đơn nhân là một bệnh nhiễm trùng do vi rút Epstein-Barr gây ra. Bệnh này rất dễ lây lan và một trong những triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi và đau nhức cơ thể.

Các triệu chứng khác gồm:

  • Mệt mỏi, kiệt sức
  • Sưng amidan hoặc các hạch bạch huyết
  • Viêm họng
  • Phát ban
  • Sốt

Giải pháp:

Để điều trị tăng bạch cầu đơn nhân, người bệnh cần nghỉ ngơi, có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt. Trường hợp nặng có thể cần dùng thuốc Corticosteroid.

8. Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là tình trạng đau nhức toàn bộ cơ thể, bao gồm cả cơ và xương. Nguyên nhân gây ra có thể là do chấn thương, phẫu thuật và nhiễm trùng.

Các triệu chứng khác gồm:

  • Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh
  • Cứng khớp, đặc biệt vào buổi sáng
  • Khó nhớ hoặc khó suy nghĩ
  • Khó ngủ
  • Cảm giác ngứa ran ở bàn tay và bàn chân

Giải pháp:

Để điều trị đau cơ xơ hóa cần dùng nhiều nhóm thuốc như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm, thuốc kích thích thần kinh trung ương…

9. Hội chứng mệt mỏi mạn tính

Hội chứng mệt mỏi mạn tính (CFS) khiến người bệnh cảm thấy kiệt sức, yếu ớt, đau nhức các cơ toàn thân cho dù đã ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ.

Các triệu chứng khác gồm:

  • Khó ngủ
  • Viêm họng
  • Đau đầu
  • Khó nhớ hoặc suy nghĩ
  • Chóng mặt

Giải pháp:

Để điều trị hội chứng mệt mỏi mạn tính, cần phối hợp nhiều biện pháp: dùng thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, tập thể dục và có biện pháp để giảm căng thẳng trong cuộc sống.

mệt mỏi đau nhức khắp người
Mệt mỏi mạn tính khiến người bệnh luôn thấy mệt mỏi, kiệt sức

10. Thiếu máu

Thiếu máu là nguyên nhân phổ biến nhất gây mệt mỏi đau nhức khắp người. Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu hoạt động bình thường, do đó các mô không thể nhận đủ oxy để duy trì sức khỏe hoặc hoạt động bình thường. Hệ quả là mệt mỏi, uể oải, đau nhức toàn thân.

Các triệu chứng khác của thiếu máu gồm:

  • Kiệt sức
  • Nhịp tim bất thường
  • Chóng mặt hoặc mất phương hướng
  • Đau đầu hoặc ngực
  • Bàn chân hoặc bàn tay lạnh
  • Da nhợt nhạt

Giải pháp:

Thông thường, để điều trị thiếu máu và ngăn ngừa tình trạng này, cần bổ sung sắt, axit folic, vitamin B12. Nhiều người cũng lựa chọn thuốc bổ Đông y như Thập toàn đại bổ để bổ máu, tăng cường thể lực.

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất – giải pháp cho người luôn thấy mệt mỏi, không có sức

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất có nguồn gốc bài từ bài thuốc Thập toàn đại bổ nổi tiếng. Bài thuốc Thập toàn đại bổ được kết hợp từ bài Bát trân thang (Tứ vật thang và Tứ quân tử thang) cùng 2 vị thuốc quý là Hoàng kỳ và Quế vỏ. Thập toàn đại bổ có hiệu quả cao trong việc điều trị các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; Phụ nữ mới sinh.

Từ bài thuốc này, các chuyên gia của Dược Phẩm Nhất Nhất đã nghiên cứu bào chế và sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng.

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị mệt mỏi, thiếu máu, kém ăn, sức yếu có thể tham khảo dùng thuốc để bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực.

Thập toàn đại bổ Nhất Nhất

mệt mỏi đau nhức khắp ngườiBồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư:

• Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh,

• Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật;

• Phụ nữ mới sinh

Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất

 

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại