Thứ bảy, 27/04/2024 | 09:47
RSS

Giá cà phê hôm nay 2/3: Đồng loạt tăng tới 600 đồng/kg

Thứ năm, 02/03/2023, 08:08 (GMT+7)

Giá cà phê hôm nay ngày 2/3/2023, tăng tới 600 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm. Hiện, đang được thu mua dao động trong khoảng 47.400 - 47.900 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước hôm nay ngày 2/3/2023:

Theo khảo sát thị trường vào lúc 6h30 sáng ngày 2/3, Giá cà phê hôm nay tăng tới 600 đồng/kg so với hôm qua. Hiện, đang được thu mua dao động trong khoảng 47.400 - 47.900 đồng/kg.

Cụ thể, tại các tỉnh trọng điểm trong nước đang giao dịch cà phê trong khoảng 47.400 - 47.900 đồng/kg.

Trong đó, Lâm Đồng là địa phương có mức giá thấp nhất với 47.400 đồng/kg.

Kế đến, hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông cùng thu mua cà phê với chung mức 47.800 đồng/kg

Tương tự, giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk cũng tăng lên mức 47.900 đồng/kg trong hôm nay. 


Ảnh minh họa.

Giá cà phê thế giới hôm nay ngày 2/3/2023:

Theo khảo sát thị trường thế giới vào 6h sáng ngày 2/3 (theo giờ Việt Nam), giá cà phê tăng - giảm trái chiều. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2023 được ghi nhận tại mức 2.177 USD/tấn sau khi tăng 1,73% (tương đương 37 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2023 tại New York đạt mức 183,55 US cent/pound, giảm 1,48% (tương đương 2,75 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h (giờ Việt Nam).

Tuy nhiên, kịch bản giá tăng cao kỷ lục như năm 2022 được cho là khó lặp lại bởi sản lượng cà phê trong niên vụ hiện tại vẫn đáp ứng được nhu cầu, thậm chí dư cung.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng cà phê toàn cầu sẽ tăng 6,6 triệu bao lên 172,8 triệu bao trong niên vụ 2022-2023, chủ yếu là do vụ cà phê arabica của Brazil bước vào năm được mùa theo chu kỳ sản xuất hai năm một lần.

Trong khi đó, tiêu thụ dự báo tăng 800.000 bao lên 167,9 triệu bao. Như vậy, nguồn cung cà phê thế giới sẽ vượt nhu cầu khoảng 4,8 triệu bao trong niên vụ 2022-2023.

Bên cạnh đó, các yếu tố như lạm phát tăng cao hay suy thoái kinh tế toàn cầu cũng sẽ tiếp tục tác động xấu đến sức tiêu thụ cà phê, đặc biệt là ở những quốc gia tiêu thụ lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Minh Quang (T/H)
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại