Chủ nhật, 19/01/2025 | 01:51
RSS

Dùng thuốc dị ứng thời tiết cho con - nhiều mẹ bỉm sữa đang mắc sai lầm

Chủ nhật, 05/02/2017, 10:38 (GMT+7)

Khi thời tiết giao mùa, số lượng người mắc chứng dị ứng thời tiết nổi mề đay ngày càng nhiều. Đây là căn bệnh phổ biến, nhưng nếu điều trị không đúng cách vẫn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Những triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ.

Chàm bội nhiễm (Eczema): Các nốt dị ứng thưòng mẩn đỏ vàcó xuất hiện vảy ở đầu, và sẽ mọc gần khu mặt, đầu gối và khuỷu tay.

Trẻ nổi mề đay cấp tính: Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, khiến người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể - The Tri thức trực tuyến cho hay.

Da trẻ nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột, đặc biệt là các vùng da hở như bàn tay, chân, mặt… là nơi dễ bị nổi mẩn nhất. Lúc này ntrẻ sẽ quấy khóc do ngứa ngáy, khó chịu hoặc gãi theo phản xạ tự nhiên.

Da bị sưng rộp hay tấy đỏ: Dị ứng thường khiến cho làn da của trẻ bị sưng tấy, đặc biệt là vùng daxung quanh môi hay mặt là “đối tượng “ tấn công chủ yếu. Đa phần kiểu dị ứng như thế này thường do việc ăn các loại hải sản hay trứng gây nên.

Thời tiết thay đổi khiến trẻ em dễ bị mẩn ngứa, dị ứng, mề đay (Ảnh internet)

Sai lầm khi sử dụng thuốc dị ứng thời tiết cho trẻ.

Một số người do quá ngứa ngáy, khó chịu với căn bệnh đã chủ động sử dụng thuốc uống, thuốc bôi hoặc tiêm mà không có sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Điều này hết sức nguy hiểm bởi mỗi loại thuốc đều có các đặc tính, công dụng cũng như chống chỉ định khác nhau.

Ngay cả các loại thuốc đặc trị kháng histamin như loratadine, fexofenadine, cetirizine… chuyên chữa nổi mề đay, dị ứng thời tiết cũng có thể làm trầm trọng bệnh nếu không sử dụng liều lượng hợp lý, đồng thời có các chống chỉ định khác như gây buồn ngủ, gây kích ứng da…

Da trẻ đặc biệt nhạy cảm nên tuyệt đối phải điều trị theo yêu cầu của bác sỹ. Theo bác sỹ Nguyễn Thị Thúy (Đại học Y tế Công Cộng), việc chữa trị viêm da dị ứng do thời tiết là rất phức tạp nên phải do bác sĩ chuyên khoa khám, chỉ định uống thuốc cũng như theo dõi khi chữa trị.

Nếu cha mẹ đã đưa con em mình khám xét tại các cơ sở y tế hoặc hiệu thuốc mà không khỏi hẳn, thì nên đưa trẻ đi khám tại chuyên khoa miễn dịch - dị ứng lâm sàng để xác định lí do và uống thuốc thích hợp với mức độ của bệnh - Theo Chất lượng Việt Nam

Các bậc cha mẹ cần xác định rằng bệnh này hay tái phát, việc chữa trị phải kiên trì, lâu dài và tuân thủ theo phác đồ chữa trị của bác sĩ. Việc tắm lá cho trẻ cũng chỉ có tác dụng đỡ ngứa, chứ không chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

An Bình (t/h)
Theo Đời sống Plus