Thứ sáu, 22/11/2024 | 09:08
RSS

Đột nhập xưởng nước mắm giả thương hiệu Nam Ngư, Tân Phú

Thứ sáu, 30/12/2016, 06:45 (GMT+7)

Mới đây lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện và bắt giữ một đối tượng có hành vi sản xuất nước mắm giả nhãn hiệu Nam Ngư.

An ninh Thủ đô dẫn thông tin từ Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, vừa  bắt quả tang đối tượng Đỗ Tiến Chính, 48 tuổi, trú tại Chợ Đồn (Kha Sơn - Phú Bình) đã có hành vi vận chuyển 330 chai nước mắm giả nhãn hiệu Nam Ngư.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện và thu giữ 26 chai nước mắm đã đóng thành phẩm nhãn hiệu Nam Ngư. Đồng thời phát hiện hơn 4.300 nắp nhựa, 1.820 lít nước mắm nguyên liệu cùng một số dụng cụ khác dùng để sản xuất hàng nước mắm giả.

Khai nhận với cơ quan chức năng, Chính cho biết đã mua các loại nước mắm nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, sau đó sang chiết thủ công thành sản phẩm rồi đem đi tiêu thụ. Hiện đơn vị này vẫn đang tiếp tục điều tra và làm rõ vụ việc để xử lý theo quy định của pháp luật

nước mắm nam ngư giả bị phát hiện

Cơ quan chức năng tiến hành thu giữ lượng lớn nước mắm giả nhãn hiệu Nam Ngư (Ảnh internet)

Trước đó, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phối hợp với Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP Hồ Chí Minh đến kiểm tra cơ sở nước nắm của ông Lý Văn Hùng (Bình Định). Tại đây, bắt quả tang ông Hùng và bà Tâm đang sang chiết nước mắm từ trong bồn chứa ra 1.414 chai nhựa đóng nắp, dán nhãn nước mắm hiệu Tân Phú.

Theo bà Tâm, để sản xuất 500 lít nước mắm, bà dùng 1 bồn nhựa loại 1.000 lít, bơm nước máy và đổ 200kg muối hột vào ngâm từ 7 - 10 ngày. Sau đó, rút nước muối này qua bồn chứa loại 500 lít.

Thành phần của nước mắn này bao gồm 200gr bột chua, 100gr màu thực phẩm, 200gr bột chống mốc, 200gr đường hóa học và 2kg bột ngọt. Hỗn hợp này được bơm vào bình chứa khác để lọc cặn rồi sang chiết ra các chai nhựa loại 1 lít.

Sau quá trình này, sản phẩm được dán nhãn mác, hạn sử dụng và đóng nắp chai... thành nước mắm “cá cơm”.

Theo báo Kinh tế Đô thị, với công nghệ làm giả dễ dàng và thu lợi nhuận "khủng". Trong thời gian qua, các cơ sở sản xuất sử dụng các loại hóa chất sản xuất nước mắm giả liên tục được phát hiện và xử lý.

Khương Duy (t/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chiêu thức mạo danh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Để người dùng tránh “sập bẫy”, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.