Thứ sáu, 29/03/2024 | 09:38
RSS

Để đối phó Triều Tiên, Mỹ đe dọa trừng phạt tài chính lên Bắc Kinh

Thứ tư, 13/09/2017, 09:35 (GMT+7)

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 12/9 tuyên bố Mỹ sẵn sàng áp đặt thêm trừng phạt tài chính lên Bắc Kinh nếu Trung Quốc không tuân thủ những chế tài của LHQ với Triều Tiên.

Phát biểu triên truyền hình CNBC hôm 12/9, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin cho biết, Trung Quốc đã nhất trí với các biện pháp trừng phạt "mang tính lịch sử" nhằm vào Triều Tiên trong cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm 11/9. Tuy nhiên, ông khẳng định rằng, nếu Trung Quốc không thực hiện nghiêm nghị quyết mới thì nước này sẽ hứng chịu hậu quả.

"Nếu Trung Quốc không tuân thủ những biện pháp trừng phạt chống Triều Tiên, chúng tôi sẽ hành động để ngăn cản họ tiếp cận với hệ thống đồng USD của Mỹ và quốc tế Điều đó sẽ mang lại tác động rất lớn”, ông Mnuchin khẳng định.

Mỹ cảnh báo Trung Quốc có thể bị trừng phạt thêm nếu không tuân thủ cấm vận Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Mỹ cảnh báo Trung Quốc có thể bị trừng phạt thêm nếu không tuân thủ cấm vận Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, AP đưa tin, các quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ ra điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện về chiến dịch tăng áp lực chống lại việc phát triển vũ khí của Triều Tiên.

Cuộc điều trần ngày 12/9 diễn ra một ngày sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt các chế tài mới đối với Triều Tiên về việc nước này thử nghiệm một quả bom nhiệt hạch. Hội đồng cấm Triều Tiên xuất khẩu vải vóc và hạn chế việc Bình Nhưỡng nhập khẩu dầu thô.

Nghị quyết của Hội đồng Bảo an do Mỹ soạn thảo đã được Nga và Trung Quốc chấp nhận với điều kiện phải bỏ đi những đoạn cứng rắn nhất. Cũng như những lần trước, Bắc Kinh đồng minh chính của Bình Nhưỡng sẽ là nước đầu tiên phải áp dụng các biện pháp trừng phạt.

Trung Quốc, đồng minh chính của Triều Tiên, là nước đầu tiên phải áp dụng các biện pháp trừng phạt. Ảnh: AP

Việc thông qua một nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho phép cộng đồng quốc tế, đặc biệt là 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết gồm Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Mỹ, thể hiện sự đoàn kết khi đưa ra một dạng cảnh báo tập thể đối với Triều Tiên. Nhưng trên thực tế, các nước vẫn chưa thể đạt được sự đồng thuận về con đường ở phía trước.

Có sự khác biệt lớn trong cách nhìn nhận về Triều Tiên của một bên là Nga - Trung Quốc và một bên là Mỹ cùng các đồng minh.

Phía Trung Quốc lo ngại một sự bất ổn khu vực. Thế nhưng, mối nguy của các vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học của Triều Tiên là vấn đề rất đau đầu. Nga – nước cũng có chung biên giới với Triều Tiên – cũng không vui vẻ gì trước nguy cơ chứng kiến binh lính Mỹ tiến sát hơn tới mạn đông.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN