Thứ sáu, 26/04/2024 | 09:43
RSS

ĐBQH nói gì sau kiến nghị tử hình phạm nhân bằng lá ngón để 'tiết kiệm'?

Thứ hai, 06/05/2019, 14:25 (GMT+7)

Liên quan về việc cử tri kiến nghị tử hình phạm nhân bằng lá ngón để tiết kiệm ngân sách, ĐBQH đã nêu lên ý kiến của mình.

ĐBQH nói gì sau kiến nghị tử hình phạm nhân bằng lá ngón?
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban pháp luật của Quốc hội. Ảnh Trí thức trẻ

Tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV diễn ra sáng ngày 4/5, cử tri Trần Ngọc Toán (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nêu vấn đề, tiêm thuốc tử hình phạm nhân như hiện nay gây tốn kém ngân sách. Do đó, ông Toán kiến nghị dùng lá ngón thay thế để tiết kiệm ngân sách.

Ông Toán lý giải, tiêm thuốc tử hình phạm nhân như hiện nay gây tốn kém ngân sách và chờ đợi quá lâu trong khi tồn đọng tử tù lớn gây nghi ngờ trong xã hội Từ thực tế đó, ông Toán kiến nghị dùng lá ngón thay thế để tiết kiệm và tử tù tự phải ăn, chỉ cần 11 lá ngón là thi hành án xong.

Liên quan đến việc này, trao đổi trên Trí thức trẻ, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, việc chuyển hình phạt tử hình từ hình thức xử bắn sang tiêm thuốc độc thể hiện sự nhân văn, nhân đạo của pháp luật Việt Nam

Theo ông Hòa, hiện nay, lượng thuốc độc dùng để tiêm cho các tử tù vẫn phải nhập từ nước ngoài và chi phí để thực hiện việc tử hình đối với tử tù bằng hình thức này ông được biết lên tới hàng trăm triệu đồng/ca.

"Với đề xuất tử hình phạm nhân bằng lá ngón, chúng ta rất hoan nghênh, ghi nhận nhưng các nhà khoa học, cơ quan quản lý sẽ cần phải xem xét rất kỹ càng, thậm chí, có thể xây dựng các nghiên cứu, đánh giá cụ thể, toàn diện, khách quan để xem có thể áp dụng hay không áp dụng", ông Hòa nói.

Tuy nhiên, đưa lá ngón vào áp dụng để tử hình tử tù phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, tính nhân văn, nhân đạo. Ngoài ra, kiến nghị này cũng gặp phải nhiều vấn đề nảy sinh như, tử hình bằng lá ngón thì bao nhiêu lá cho đủ, các lá dùng như thế nào, lá to hay lá nhỏ, lá non hay già và các khu vực không có lá ngón phải làm thế nào, bào chế chất độc từ đây ra sao... Thậm chí, cũng phải đặt ra trường hợp, nếu tử tù ăn lá ngón mà không chết, vẫn sống thì tính thế nào. Do đó, không nên áp dụng ngay theo đề xuất này mà cần có nghiên cứu, đánh giá cụ thể.


Xem thêm: Thanh niên nghi bắt cóc trẻ em bị đánh hội đồng tử vong

 

Mai Hương (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN