Thứ năm, 12/09/2024 | 22:09
RSS

Đau xương bả vai trái: Đã có cách điều trị phù hợp

Thứ năm, 15/08/2024, 15:51 (GMT+7)

Đau xương bả vai trái không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt và công việc. Tìm hiểu cách điều trị đau xương bả vai trái để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

Đau xương bả vai trái là một tình trạng phổ biến

MỤC LỤC
Đau xương bả vai trái là tình trạng gì?
Triệu chứng đau xương bả vai trái
Nguyên nhân gây đau xương bả vai trái
Làm thế nào để giảm đau xương bả vai trái
Giảm đau xương bả vai trái nhờ bài thuốc xương khớp Đông y

Đau xương bả vai trái là tình trạng gì?

Xương bả vai bao gồm 2 xương hình tam giác thuộc khu vực lưng trên, nối xương cánh tay trên với xương đòn và thành ngực.

Chúng có nhiệm vụ chính là cho phép vai thực hiện các chuyển động bao gồm xoay phía trước và phía sau, nâng, hạ vai một cách dễ dàng và linh hoạt.

Vai là bộ phận có phạm vi chuyển động rộng và thường xuyên hoạt động nhất, do đó rất dễ xảy ra tình trạng tổn thương. 

Đau xương bả vai trái là tình trạng các cơn đau xảy ra ở khu vực vai trái, nguyên nhân do rối loạn hệ thần kinh cảm giác ở tủy sống cổ, gây ra bởi các yếu tố khác nhau.

Tùy theo tình trạng bệnh mà mức độ đau khác nhau ở từng trường hợp. 

Đau xương bả vai có thể là cơn đau nhức vai âm ỉ nhưng cũng có thể là cảm giác đau như kim đâm.

Nó có thể xảy ra ở một hoặc cả bên bả vai, đau cố định hoặc lan sang cổ, gáy, cánh tay.

Đặc điểm cấu tạo xương bả vai ở người

Triệu chứng đau xương bả vai trái

Những dấu hiệu phổ biến thường gặp ở người bị đau xương bả vai trái bao gồm:

Các cơn đau xuất hiện sâu trong xương vai.
Đau có thể lan ra phía sau, trước vai và phần trên cánh tay.
Đau tăng khi cử động, cử động, xoay vai bên trái khó khăn.
Khó giơ tay quá đầu, khó nâng cánh tay trên ngang vai.
Yếu vai trái và mất lực ở cánh tay trên.
Có thể xuất hiện cảm giác kim châm hoặc ngứa ran kèm đau rát, giảm vận động.
Bả vai biến dạng.
Xuất hiện tiếng “lục cục” mỗi khi cử động vai.
Bên đau bả vai bị chúi về phía trước.

Nguyên nhân gây đau xương bả vai trái

Có nhiều yếu tố có thể dẫn tới tình trạng đau xương bả vai trái.

Nó có thể là kết quả của một vấn đề xương khớp hay do các bệnh trên hệ cơ quan khác, thường là bụng, phổi và tim mạch.

Những nguyên nhân phổ biến nhất được xác định bao gồm:

Căng cơ

Một nút cơ hoặc cơ căng là nguyên nhân thường gặp gây đau ở xương bả vai. 

Khu vực xung quanh cơ bắp sẽ cảm thấy chặt khi chạm vào, hoặc mềm. 

Cơ bắp thường xuyên căng thẳng do tập luyện với cường độ quá cao hoặc hành động lặp lại trong thời gian dài. 

Sai tư thế

Ngồi sai tư thế trong thời gian dài có thể khiến cột sống bị thay đổi cấu trúc và cuối cùng gây đau nhức xương bả vai trái. 

Gập lưng, nghiêng đầu, ngồi vẹo sang một bên, trong khi làm việc với máy tính và sử dụng thiết bị di động đều có thể khiến cơ suy yếu.

Chấn thương 

Đau xương bả vai cũng có thể phát triển từ một chấn thương cơ học xảy ra ở cánh tay trái hoặc phần lưng trên bên trái.

Gãy xương có thể xảy ra do mất xương, loãng xương. Nó cũng có thể là bởi một cú đánh trực tiếp hoặc chấn thương như tai nạn xe hơi tốc độ cao hoặc ngã từ độ cao.

Một số chấn thương liên quan đến mô mềm: rách gân, dây chằng, bao khớp, rách sụn viền hay chóp xoay… cũng có thể gây đau vùng vai.

Nâng tạ sai kỹ thuật và bê vật quá nặng trên vai hay đầu có thể gây căng cơ thậm chí bong gân dây chằng.

Hình ảnh gãy xương bả vai trái

Các bệnh lý xương khớp 

Bất kỳ bệnh lý xương khớp nào đều có thể dẫn tới đau xương bả vai, ví dụ như thoát vị, thoái hóa khớp, viêm khớp vai... 

Thoát vị địa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ dưới thường dẫn đến viêm rễ thần kinh gần đó gây đau lan xuống vai, cánh tay thậm chí là bàn tay. 

Thoái hóa khớp vai

Các khớp vai bị cứng cơ, gây đau đớn trở nên khó vận động, chủ yếu ở đối tượng nữ giới trong khoảng từ 40 – 60 tuổi.

Viêm khớp vai

Viêm thường là kết quả của một vấn đề lão hóa xương khớp xảy ra ở vai trái như: Thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp sau sang chấn. Viêm gây sưng và đau đớn, khiến vai và cánh tay không thể hoạt động. 

Do bệnh lý từ cơ quan khác

Đau ở xương bả vai trái có thể là dấu hiệu của một số bệnh tim nhất định như: đau tim, viêm màng ngoài tim; viêm niêm mạc tim;” bóc tách động mạch chủ hoặc rách niêm mạc động mạch chính rời khỏi tim.

Ung thư phổi cũng biểu hiện dưới dạng đau xương bả vai. Một dạng u phổi được gọi là khối u Pancoast phát triển trên đỉnh phổi và thường gây đau ở vai, xương bả vai và cánh tay.

Các vấn đề trên hệ tiêu hóa như viêm loét tá tràng, viêm dạ dày, lách to có thể gây ra các cơn đau lan tới bả vai trái. 

Làm thế nào để giảm đau xương bả vai trái?

Chiến lược điều trị cho mọi vấn đề xương khớp nói chung đều bao gồm: điều trị triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển đồng thời thực hiện các biện pháp chăm sóc hỗ trợ phục hồi chức năng để duy trì hoạt động vai, cánh tay.

Các phương pháp điều trị đau xương bả vai chính bao gồm:

Điều trị bằng thuốc 

Thuốc giảm đau và kháng viêm là những lựa chọn điều trị chính trong các trường hợp đau xương bả vai do viêm.

Bệnh nhân có thể được chỉ định giảm đau bằng: acetaminophen (paracetamol), NSAIDs (như ibuprofen), aspirin, thuốc tiêm corticosteroid...

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể áp dụng biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vị trí vai bị đau. 

Chườm nóng: được thực hiện đối với những trường hợp viêm xương khớp mãn tính, đau cổ vai gáy do chấn thương sau 48 giờ. Chườm nóng giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn, giảm căng tức, điều hòa thần kinh cảm giác.

Chườm lạnh: thường áp dụng để giảm đau trong trường hợp viêm xương khớp cấp tính, vận động quá mức hoặc vận động sai tư thế. Hơi lạnh sẽ giúp xoa dịu cảm giác đau, hạn chế sưng tấy và phù nề.

Vật lý trị liệu

Các bài tập được thiết kế riêng cho từng trường hợp để phù hợp với mức độ và đặc điểm cơn đau bả vai.

Mục đích chính của vật lý trị liệu là giúp tăng độ linh hoạt và dẻo dai cho khớp vai, giãn cơ, đồng thời giảm cảm giác đau nhức.

Liệu pháp dựa trên tế bào

Còn được gọi là liệu pháp tế bào gốc, sử dụng chính tế bào hoặc mô của người bệnh để xử lý chúng và tiêm lại vào vị trí chấn thương nhằm thúc đẩy quá trình tự chữa lành.

Các liệu pháp chính hiện nay được phân biệt dựa vào vị trí lấy tế bào gốc: 

Cấy ghép mô mỡ ít can thiệp (MMAT): Tế bào khỏe mạnh từ mô mỡ của bệnh nhân được tiêm trực tiếp vào xương bả vai bị ảnh hưởng. 
Chiết xuất tủy xương (BMAC): Các tế bào có nồng độ cao được lấy từ tủy xương của bệnh nhân và tiêm lại vào vị trí chấn thương. 

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

PRP là phương pháp điều trị chỉnh hình cho một số chấn thương liên quan đến cột sống và thể thao

Cơ chế hoạt động của PRP dựa trên khả năng kích thích quá trình tái tạo và làm mới các tế bào một cách tự nhiên của tế bào tiểu cầu trong máu. 

Quá trình thực hiện mất khoảng 45 phút và bệnh nhân có thể về nhà ngay sau khi thực hiện.

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Các phương pháp chăm sóc tại nhà

Massage: thực hiện các thao tác massage nhẹ nhàng ở khu vực vai bị đau đều đặn mỗi ngày, có thể giúp cơn đau thuyên giảm đồng thời kích thích tuần hoàn máu.

Nghỉ ngơi phần lưng trên: nghỉ ngơi nhiều có lợi cho việc giảm căng thẳng cơ bắp và giảm đau. 

Tránh bất kỳ hoạt động nào có thể khiến cơn đau trầm trọng hơn, bao gồm mang vác vật nặng hoặc nâng vật nặng lên cao, tập luyện cường độ cao, ngồi sai tư thế...

Thay đổi tư thế nằm ngủ, tránh nằm nghiêng sang bên phải gây tác động vào khu vực bả vai bị đau nhức xương.

Thực hiện các biện pháp hỗ trợ bao gồm: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, các bài tập thể dục cải thiện chức năng cơ và khớp vai.

Hạn chế căng thẳng, tránh nằm hoặc ngồi một vị trí trong một thời gian quá dài mà không đứng dậy vận động, thay đổi tư thể.

Có thể sử dụng các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ bao gồm: nẹp, áo hỗ trợ cố định khớp vai, đai kéo giãn cột sống cổ, đai quấn vai, gối ngủ cao su non...

Giảm đau xương bả vai trái nhờ bài thuốc xương khớp Đông y

Theo quan niệm của y học cổ truyền, đau xương bả vai trái thuộc phạm vi chứng tý thống.

Nguyên nhân gây đau bao gồm: do tà khí phong hàn thấp xâm nhập vào cơ thể làm khí huyết tắc nghẽn hoặc do bệnh tật lâu ngày, tạng can thận bị hư, chức năng tạng phủ suy yếu...

Sự kết hợp của các yếu tố này gây cản trở lưu thông khí huyết, ứ tắc kinh lạc, từ đó gây nên các triệu chứng đau nhức, cứng khớp, hạn chế vận động.

Các bài thuốc chữa đau xương khớp cố truyền đều lựa chọn và sử dụng các vị thuốc khác nhau dựa trên nguyên tắc điều trị chính là giảm đau, tán ứ, thông kinh hoạt lạc…  

Sự phối hợp nhiều vị thuốc khác nhau mang tới tác động đồng thời tới xương khớp, các mạch máu và các khối cơ.

Việc điều trị bằng thuốc Đông y không chỉ giúp cải thiện lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc ứ trệ, giảm co cứng, giảm triệu chứng đau nhức, tê bì mà còn cải thiện chức năng của xương khớp và các tạng phủ khác, tăng cường sức khỏe giảm tái phát bệnh.

Bài thuốc xương khớp Đông y hiệu quả đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Xương Khớp dạng viên nén tiện sử dụng, người bệnh xương khớp có thể tham khảo lựa chọn.

Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, Thuốc XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT

Điều trị hiệu quả các chứng phong tê thấp: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau lưng, đau thần kinh tọa, tê bại chân tay; Hỗ trợ điều trị thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh tái phát.
 
Thành phần: (cho một viên nén bao phim)
645mg cao khô tương đương: Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 750mg, Đỗ trọng  (Cortex Eucommiae) 600mg, Cẩu tích (Rhizoma Cibotii) 600mg, Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae) 450mg, Liên nhục (Semen Nalumbinis nuciferae) 450mg, Tục đoạn (Radix Dipsaci) 300mg, Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae elatae) 300mg, Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae) 300mg, Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis) 600mg, Sinh địa (Radix Rehmanniae glutinosae) 600mg, Uy linh tiên (Radix et Rhizoma Clematidis) 450mg, Thông thảo (Medulla Tetrapanacis papyrifery) 450mg, Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii) 300mg, Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae) 300mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
 
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
 
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống.
Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Chống chỉ định - Thận trọng:
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai.
Thận trọng: Phong thấp thể nhiệt.
Liều dùng - cách dùng: Uống thuốc sau khi ăn
- Người lớn: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên.
- Trẻ em từ 8-15 tuổi: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.
 
Chống chỉ định - Tác dụng không mong muốn- sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Không sử dụng cho phụ nữ có thai. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
 
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 16/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022
 
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại