Thứ ba, 23/04/2024 | 05:47
RSS

Dấu hiệu sớm nhận biết viêm khớp thiếu niên và cách điều trị hiệu quả

Thứ sáu, 08/04/2022, 17:08 (GMT+7)

Đừng nghĩ rằng chỉ người lớn mới bị viêm khớp. Viêm khớp thiếu niên khá phổ biến và gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Dấu hiệu nào cảnh báo viêm khớp thiếu niên?

Viêm khớp thiếu niên là gì?

Viêm khớp thiếu niên là một bệnh viêm khớp mạn tính, thường xảy ra ở trẻ dưới 16 tuổi, không rõ căn nguyên rõ ràng. Thời gian tồn tại của bệnh viêm khớp thiếu niên ít nhất trên 6 tuần, đã loại trừ được các căn nguyên khác gây viêm khớp.

Bệnh viêm khớp thiếu niên được xác định khi:

  • Sưng khớp hoặc có tràn dịch màng trong khớp
  • Hoặc có ít nhất 2 dấu hiệu sau: đau khớp thường xuyên hoặc đau khi vận động, hạn chế vận động khớp, cảm giác tăng nóng tại khớp

Viêm khớp thiếu niên thường thoáng qua, nhưng bệnh gây ra các tổn thương ngoài khớp thường nặng và kéo dài có thể gây tử vong.

Bệnh viêm khớp thiếu niên cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý có biểu hiện toàn thân khác như nhiễm trùng huyết, viêm da cơ, viêm đa cơ, bệnh Kawasaki, Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Behet, bạch huyết cấp...

Viêm khớp thiếu niên

Viêm khớp thiếu niên là một bệnh viêm khớp mạn tính gặp ở cả nam và nữ

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp thiếu niên

Viêm khớp thiếu niên có nhiều dấu hiệu sớm giúp nhận biết tình trạng bệnh, bao gồm:

Viêm khớp

Viêm khớp là triệu chứng sớm và thường thoáng qua. Viêm đa khớp thường gặp hơn là ít khớp, điển hình là khớp cổ tay, khớp gối, khớp cổ chân. Ít gặp hơn ở khớp bàn tay, khớp háng, cột sống cổ và khớp thái dương hàm dưới.

Triệu chứng ngoài khớp

  • Sốt thường xuất hiện trong đợt khởi phát, nhưng cũng có thể xảy ra sau đợt viêm khớp. Sốt thường kéo dài trên 2 tuần, nhưng có thể kéo dài từ nhiều tuần đến nhiều tháng. Sốt có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, điển hình là sốt dao động với một hoặc hai cơn trong ngày, thường xảy ra vào buổi chiều hoặc tối. Sốt tăng cao và giảm nhanh dưới nhiệt độ bình thường vào sáng sớm, có thể kèm ớn lạnh, đau cơ, biếng ăn, mệt mỏi. Các triệu chứng khác như phát ban, viêm màng thanh dịch. Trẻ sinh hoạt bình thường khi hết sốt.
  • Phát ban: gặp 90% trường hợp lúc khởi phát. Ban dạng dát hình tròn màu hồng, xung quanh nhạt màu, thường riêng biệt, có đường kính khoảng 2-10mm, có thể kết hợp lại thành tổn thương lớn hơn. Ban có thể có dạng đường khi cào (hiện tượng Koebner). Ban dễ phai, nổi bật nhất khi trẻ sốt, mờ đi khi nhiệt độ trở về bình thường và xuất hiện trở lại khi có đợt sốt khác. Có thể không nhìn thấy ban vì ban di chuyển và mất đi tự nhiên. Ban thường thấy ở thân người và gốc chi (nách và bẹn), có thể toàn thân. Khoảng 10% ban ở dạng mày đay và ngứa, không bao giờ có ban xuất huyết. Viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống không thể chẩn đoán sớm nếu không có sốt, và khó chẩn đoán khi không có ban.
  • Viêm màng thanh dịch và tổn thương tim: tràn dịch màng ngoài tim có thể phát hiện ở hầu hết bệnh nhân trong đợt tiến triển bệnh nhưng lượng ít, không có triệu chứng. Viêm màng ngoài tim xảy ra khoảng 33%. Viêm cơ tim hiếm gặp, thường xảy ra cùng với viêm màng ngoài tim và không có triệu chứng suy tim nên khó phát hiện. Tử vong do viêm cơ tim không triệu chứng khoảng 10-12%, vì vậy đánh giá chức năng tâm thất qua siêu âm tim là cần thiết ở thể hệ thống.
  • Tràn dịch màng phổi thường gặp trong đợt cấp, có thể có viêm phổi mô kẽ lan tỏa nhưng hiếm.
  • Đau bụng có thể do viêm màng bụng hoặc căng bao gan do gan to nhanh, có thể biểu hiện giống như cơn đau bụng cấp.
  • Tổn thương hệ liên võng nội mô: bệnh lý hạch lan tỏa 50-70%; vị trí thường gặp ở cổ, hạch mạc treo; hạch không đau, mềm và di động. Gan to gặp ở thể hệ thống hoạt động, có thể kèm men gan tăng. Lách to khoảng 30-50% trường hợp. Trong hội chứng Felty, trẻ có lách to và dấu hiệu cường lách (giảm cả ba dòng ở ngoại vi).
  • Các triệu chứng khác: triệu chứng của hệ thần kinh trung ương như kích thích, giảm tri giác, co giật và dấu hiệu màng não. Viêm màng bồ đào ít gặp ở thể hệ thống.

Dấu hiệu sớm viêm khớp thiếu niên theo các thể

Dấu hiệu viêm khớp thiếu niên còn biểu hiện dựa trên các thể khác nhau. Có 4 thể chính của viêm khớp mạn tính ở người trẻ đó là:

1. Thể bắt đầu cấp có triệu chứng nội tạng

  • Biểu hiện ở khớp: các khớp có dấu hiệu sưng nóng, tích nước, phần lớn là các khớp nhỡ như cổ chân, cổ tay, khuỷu và gối, ít gặp ở khớp háng và khớp ngón.
  • Biểu hiện toàn thân: thường bộc lộ ở những trẻ trong độ tuổi từ 5 - 7, triệu chứng cấp tính bao gồm sốt cao kéo dài, chán ăn, mệt mỏi, hốc hác, xanh xao, suy nhược cơ thể.
  • Biểu hiện ngoài khớp: nhận thấy rõ bên ngoài da. Xuất hiện ban đỏ các vị trí như lòng bàn tay, các chi, vùng thân. Ban đỏ không gây đau ngứa, nổi hồng trên da và hiện lên nhiều lúc trẻ bị sốt cao và biến mất dần sau một vài giờ. Vùng quanh khớp còn bị nổi hạt dưới da, không đau, cứng và sau một thời gian sẽ biến mất. Có thể nổi hạch ở bẹn hoặc nách, kích thước to vừa và không cảm thấy đau.
  • Biểu hiện nội tạng: Viêm màng phổi, viêm ngoài màng tim, viêm màng bụng.

2. Thể đa khớp mạn tính

Các bé gái từ 8 - 12 tuổi là đối tượng dễ gặp thể này.

  • Biểu hiện ở khớp: thường sẽ khởi phát sưng, phù nề, gây đau ở một khớp rồi sau đó lan dần sang những khớp khác nằm đối xứng. Thường gặp nhất là ở cổ tay, cổ chân, khuỷu tay, khớp gối.
  • Biểu hiện viêm: Cần lưu ý các dấu hiệu đặc biệt tại 3 vị trí viêm bao gồm:

Viêm khớp thái dương hàm kéo dài: hạn chế phát triển hàm dưới khiến bộ phận này thụt ra sau, cằm lẹm.

Viêm khớp háng: trẻ mất khả năng di chuyển.

Viêm đốt sống cổ: các đốt sống bị dính lại.

  • Biểu hiện nội tạng và toàn thân: trẻ sốt nhẹ kéo dài, mệt mỏi, người gầy sút, mặt trong cánh tay bị nổi hạch.

3. Viêm khớp thể cột sống

Thường gặp ở thanh thiếu niên nam trong độ tuổi từ 12 - 16, khởi phát từ viêm khớp chi dưới như khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng. Ban đầu viêm khớp biểu hiện ở một bên người, sau đó lan dần ra bên đối xứng và một thời gian sau sẽ ảnh hưởng tới cột sống.

4. Thể một hay vài khớp

Phổ biến ở người trẻ trong lứa tuổi từ 8 – 10. Nếu trẻ bị viêm một khớp thì sẽ xuất hiện chủ yếu ở khớp gối với 70%, viêm khớp cổ chân chiếm 15%, còn lại là các trường hợp hiếm gặp khác.

Viêm khớp thiếu niên

Trẻ bị viêm khớp thiếu niên cần được thăm khám kỹ càng

Điều trị viêm khớp thiếu niên như thế nào?

Các phương pháp điều trị viêm khớp thiếu niên phụ thuộc chính vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Thông thường, việc điều trị sẽ gồm các phương pháp sau:

Dùng thuốc giảm đau, chống viêm

Trong trường hợp trẻ bị viêm khớp kèm đau khớp và sốt có thể cho dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm. Nếu triệu chứng viêm không cải thiện, thì có thể kết hợp corticoid tiêm vào khớp.

Việc sử dụng thuốc nào, với liều lượng bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Bác sĩ cũng theo dõi những tác dụng không mong muốn của thuốc để kịp thời ngừng, giảm liều hoặc thay thế thuốc khác.

Vì vậy, gia đình người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, cho trẻ dùng thuốc theo đơn và tái khám định kỳ và khi có triệu chứng bất thường.

Viêm khớp thiếu niên
Viêm khớp thiếu niên điều trị bằng thuốc kháng viêm kết hợp corticoid dạng tiêm

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp này được áp dụng để làm giảm mức độ hoạt động bệnh, nhưng tỷ lệ thuyên giảm không cao (chỉ đạt 5-10%).

Ghép tế bào mầm tự thân

Phương pháp này thường được chỉ định với các trường hợp không đáp ứng thuốc điều trị và các triệu chứng không thuyên giảm khi điều trị liệu pháp miễn dịch.

Dùng thuốc Đông y hỗ trợ điều trị viêm khớp thiếu niên

Viêm khớp thiếu niên là bệnh khó điều trị dứt điểm, việc dùng thuốc Tây cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe. Do vậy, xu hướng mới hiện nay là kết hợp cả thuốc Tây y và Đông y trong điều trị bệnh xương khớp, nhằm giảm đau kháng viêm, rút ngắn thời gian điều trị bệnh, ngăn ngừa cũng như hạn chế bệnh tái phát.

Bài thuốc Đông y trị đau xương khớp có nguồn gốc thảo dược giúp bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp, trị các chứng phong tê thấp như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ hiệu quả. Chính vì thế sử dụng thuốc Xương khớp Đông y giúp giảm đau hiệu quả, ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Hiện nay bài thuốc Đông y trị bệnh xương khớp đã được chuyển giao cho nhà máy dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Người bị viêm khớp thiếu niên từ 8 tuổi trở lên có thể tham khảo sử dụng thuốc xương khớp Đông y để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng

Viêm khớp thiếu niênBạn bị:

Viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp?

Thoái hóa khớp?

Thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống cổ?

Thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống lưng?

Đã có Xương Khớp Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại