Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:04
RSS

Đau đầu khi ho là bệnh gì, làm sao để cắt cơn ho nhanh chóng?

Thứ ba, 31/10/2023, 16:20 (GMT+7)

Đau đầu khi ho có thể khiến bạn lo lắng, bất an. Tìm hiểu nguyên nhân để điều trị sớm tình trạng này, tránh lo lắng thái quá, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tổng thể.

Tìm hiểu đau đầu khi ho là bệnh gì?

Nguyên nhân gây đau dầu khi ho

Đau đầu khi ho có thể là do nguyên phát hoặc thứ phát.
 
Đau đầu khi ho nguyên phát
 
Đau đầu khi ho nguyên phát có thể là do áp lực đột ngột ở bụng mà cơn ho gây ra. Điều này làm tăng áp lực trong đầu, dẫn đến đau đầu.
 
Các hoạt động tương tự cũng có thể gây ra áp lực này và dẫn đến đau đầu như: 
 
• Cười
• Hắt hơi
• Co bóp ruột 
• Gắng sức làm căng bụng 
 
Đau đầu khi ho nguyên phát không liên quan đến bất kỳ rối loạn nào của não hoặc các tình trạng sức khỏe khác.
 
Đau đầu khi ho có thể là do áp lực đột ngột ở bụng
 
Đau đầu khi ho thứ phát
 
Đau đầu khi ho thứ phát là do tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như rối loạn não.
 
Một căn bệnh gọi là dị tật Chiari loại I (là một dị tật bẩm sinh, đặc trưng bởi tình trạng mô não kéo dài tới ống tủy sống) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau đầu khi ho thứ phát.
 
Các nguyên nhân khác gây đau đầu khi ho thứ phát gồm:
 
• U não
• Não úng thủy tắc nghẽn (tích tụ quá nhiều chất lỏng trong não)
• Áp lực dịch não tủy do rò rỉ dịch não tủy bên trong
 
Nếu mắc các tình trạng này, các hoạt động khác cũng có thể gây ra cơn đau đầu như cười, nâng tạ, thay đổi tư thế đầu hoặc cơ thể. 

Triệu chứng đau đầu khi ho

Theo một đánh giá năm 2013, cơn đau đầu khi ho nguyên phát thường ảnh hưởng đến nam giới và những người trên 40 tuổi.
 
Cơn đau đầu khi ho nguyên phát có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài đến 30 phút. Trong một số trường hợp, cơn đau kéo dài đến 2 tiếng. 
 
Các triệu chứng khác của cơn đau đầu khi ho nguyên phát: 
 
• Đau ở 1 bên hoặc 2 bên đầu 
• Cơn đau nhói như dao đâm 
• Cơn đau bắt đầu đột ngột, trong hoặc sau khi ho
• Cơn đau âm ỉ kéo dài sau khi cơn đau ban đầu đã qua
 
Cơn đau dầu khi ho có thể bắt đầu trong hoặc sau khi ho
 
Cơn đau đầu khi ho thứ phát có thể kéo dài từ vài giây đến vài tuần.
 
Các triệu chứng của cơn đau đầu khi ho thứ phát gồm:
 
• Cường độ đau mạnh
• Vị trí đau đầu khác nhau
• Đau nhói hoặc đau âm ỉ
• Chóng mặt
• Mất thăng bằng

Điều trị đau đầu khi ho bằng cách nào?

Đau đầu khi ho thứ phát

Nếu là đau đầu khi ho thứ phát, thì cần điều trị nguyên nhân gây ra bệnh. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT hoặc MRI để kiểm tra não và tủy sống. 
 
Trường hợp có bất kỳ rối loạn nào ở hộp sọ hoặc tủy sống có thể cần phẫu thuật để loại bỏ khối u, khôi phục lại dòng chảy bình thường của dịch não tủy, giảm áp lực trong hộp sọ do chất lỏng dư thừa, vá các lỗ khiến dịch tủy sống bị rò rỉ…

Đau đầu khi ho nguyên phát 

Nhìn chung, đau đầu khi ho nguyên phát là tình trạng lành tính, có thể tự khỏi. Xác định và điều trị nguyên nhân gây ho sẽ giúp giảm hoặc loại bỏ cơn đau đầu.
 
Có thể điều trị chứng đau đầu khi ho nguyên phát tại nhà với các biện pháp sau:
 
• Uống thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen giúp giảm đau đầu
• Nếu cảm lạnh hoặc cúm gây ho, áp dụng các biện pháp điều trị cảm lạnh hoặc cúm giúp giảm ho và cơn đau đầu khi ho
• Xit mũi, rửa mũi để đào thải dịch nhầy trong mũi, giảm ho do chảy dịch mũi sau
• Ăn uống đồ ấm như nước chanh mật ong ấm giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, sát khuẩn niêm mạc họng, giúp giảm ho và nhanh hồi phục hơn 
• Dùng xịt họng thảo dược để giảm nhanh ho, đau họng, viêm họng 
 
Dùng xịt họng thảo dược để giảm nhanh ho, đau họng, viêm họng

Dung dịch xịt họng thảo dược – giảm ho, giảm viêm họng 

Theo y học cổ truyền, có nhiều loại thảo dược có tác dụng tốt với tình trạng ho, đau họng, viêm họng như xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào…
 
Kết hợp các loại thảo dược này, các chuyên gia đã nghiên cứu bào chế thành sản phẩm dạng xịt tiện dụng với vòi xịt dài, giúp đưa dung dịch đến vùng hầu họng. Chai xịt có tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan…
 
Xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2-4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10-15 lần/ngày. 
 
Xịt họng thảo dược giảm ho có cả sản phẩm dành cho người lớn và trẻ em, phù hợp với mọi độ tuổi. 
 
Giảm ho, ngăn chặn cơn ho sẽ giúp ngăn ngừa đau đầu khi ho hiệu quả. 
 

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cách sử dụng:
- Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Kid
- Dùng để làm sạch họng, phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên, phòng ngừa khả năng gây bệnh mũi họng theo thời tiết  
- Hỗ trợ làm giảm nhanh triệu chứng ngứa họng, ho, đau họng, rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản.
Cách sử dụng:
Lắc kỹ trước khi dùng 
- Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, người lớn mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp, trẻ em mỗi lần 1-3 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, người lớn mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp, trẻ em mỗi lần 1-3 nhịp.. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.

 

Anh Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại