Thứ bảy, 11/05/2024 | 15:47
RSS

Hôi miệng do viêm họng: có nhiều cách xử lý nhanh chóng!

Thứ tư, 16/08/2023, 16:42 (GMT+7)

Hôi miệng do viêm họng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn đến giao tiếp hàng ngày. Làm sao để xử lý cả 2 tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả?

Tìm hiểu hôi miệng do viêm họng để xử lý hiệu quả

Nguyên nhân hôi miệng do viêm họng

Hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như bệnh răng miệng, viêm xoang hoặc ăn một số loại thực phẩm gây mùi. Tuy nhiên, nếu hơi thở có mùi kèm theo đau họng, rất có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó liên quan đến họng.

Viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra. Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, có thể gây đau họng dữ dội, đau khi nuốt, đau khi nói, cổ họng sưng đỏ. Có thể nhìn thấy các đốm đỏ xuất hiện trên vòm miệng và các mảng trắng trên amidan. 
 
Không chỉ gây đau cổ họng, viêm họng liên cầu khuẩn còn gây hôi miệng, sốt và sưng hạch bạch huyết. Tuy nhiên, không giống như các bệnh nhiễm trùng khác, viêm họng liên cầu khuẩn không gây ho, khan tiếng hoặc chảy nước mũi.
 
Viêm họng liên cầu khuẩn gây đau họng và hôi miệng

Viêm amidan

Viêm amidan là một tình trạng amidan bị viêm, sưng lên. Viêm amidan cấp tính do virus thường được điều trị bằng việc chăm sóc hỗ trợ. Viêm amidan do vi khuẩn phổ biến nhất là do Streptococcus pyogenes gây ra.
 
Viêm amidan thường gây sốt, khó nuốt, sưng hạch quanh cổ, amidan sưng đỏ và hôi miệng. 

Ban đỏ (hay sốt tinh hồng nhiệt)

Bệnh ban đỏ gây ra bởi cùng một nhóm vi khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn và viêm amidan. Nhiễm trùng này gây đau họng dữ dội, lớp phủ màu trắng trên lưỡi, hôi miệng, phát ban trên cơ thể. 
 
Mảng ban hồng đỏ có cảm giác như giấy nhám. Các mảng này bắt đầu từ ngực và bụng, sau đó lan ra nhiều vùng khác trên cơ thể. 

Đau họng do cảm lạnh

Cảm lạnh thường là do virus gây ra. Bệnh có các triệu chứng phổ biến gồm sổ mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho, hơi thở có mùi hôi. 
 
Các triệu chứng cảm lạnh thường kéo dài khoảng 7 – 10 ngày, cơn ho có thể kéo dài lâu hơn. 

Cảm lạnh gây đau họng, ho, hơi thở có mùi

Đau họng do trào ngược axit dạ dày 

Nếu bạn bị đau họng và hơi thở có mùi mà không có bất kỳ triệu chứng nào giống như cảm lạnh, có thể bạn đang bị trào ngược axit dạ dày. 
 
Trào ngược axit là tình trạng cơ vòng thực quản dưới bị suy yếu, khiến axit và một số chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản. 
 
Trào ngược axit thường để lại cảm giác nóng rát trong cổ họng, ho, đau ngực và buồn nôn.

Cải thiện hôi miệng do viêm họng bằng cách nào? 

Điều trị bằng thuốc 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau họng và hôi miệng mà việc dùng thuốc cũng khác nhau. 
 

• Dùng thuốc chống trào ngược axit dạ dày

• Dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn 

• Dùng thuốc giảm đau, chống viêm để giảm sưng đau cổ họng 

• Dùng thuốc hạ sốt nếu bị sốt cao

Biện pháp khắc phục tại nhà

Để giúp giảm đau họng và giảm hôi miệng, bạn có thể thử các biện pháp sau:
 
• Uống nhiều nước ấm, có thể uống nước mật ong chanh
• Súc miệng và súc họng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày (pha ½ cốc nước ấm với ¼ thìa muối) 
• Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày 
• Cạo lưỡi sau khi đánh răng để giảm vi khuẩn và cặn thức ăn trên bề mặt lưỡi
• Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để làm sạch các mảnh vụn thức ăn trong kẽ răng
• Sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược để làm sạch miệng và giúp hơi thở thơm tho hơn 
• Dùng xịt họng thảo dược để giảm viêm họng, viêm amidan

Dùng xịt họng thảo dược giúp giảm đau họng, viêm họng

Giải pháp từ thảo dược cho người bị hôi miệng do viêm họng 

Ngoài việc dùng thuốc và áp dụng các biện pháp tự nhiên, người bị hôi miệng và viêm họng nên dùng thảo dược tự nhiên để làm sạch miệng, giảm đau họng và giúp hơi thở thơm tho hơn với nước ngậm răng miệng thảo dược và xịt họng thảo dược. 
 
Nước ngậm răng miệng thảo dược được chiết xuất từ các loại thảo dược như huyền sâm, cam thảo nam, lá lấu, xuyên tiêu. Khác với nước súc miệng thông thường, khi dùng nước ngậm răng miệng cần ngậm dung dịch trong miệng khoảng 5 – 10 phút, trong quá trình ngậm thỉnh thoảng súc nhẹ sau đó súc kỹ, nhổ đi. 
 
Nước ngậm răng miệng thảo dược có tác dụng bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
 
Xịt họng thảo dược với thành phần gồm xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào... Chai xịt họng được thiết kế dạng vòi xịt dài, giúp đưa dung dịch đến vùng hầu họng, có tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan.
 
Kết hợp cả nước ngậm răng miệng và xịt họng thảo dược sẽ giúp hỗ trợ giảm nhanh viêm họng và hôi miệng hiệu quả. 
 
Hai sản phẩm này đều có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị hôi miệng do viêm họng có thể tham khảo sử dụng. 
 

NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.

DUNG DỊCH XỊT HỌNG NHẤT NHẤT

Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cách sử dụng:
- Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.

 

Anh Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại