Thứ sáu, 19/04/2024 | 21:06
RSS

Danh sách bệnh viện can thiệp điều trị tai biến mạch máu não

Thứ tư, 15/07/2020, 06:26 (GMT+7)

Là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng và cuộc sống nên cả bệnh nhân và người nhà đều đặc biệt quan tâm danh sách các bệnh viện điều trị tai biến mạch máu não tốt nhất. Hãy cùng tham khảo những bệnh viện có quy trình can thiệp và chăm sóc người bị tai biến mạch máu não tốt trên toàn quốc.

Vì sao tai biến mạch máu não lại nguy hiểm?

Tai biến mạch máu não là tình trạng gián đoạn quá trình cung cấp máu và oxy đến một phần não, khiến cho các tế bào chết đi làm mô não bị tổn thương. Tai biến mạch máu não là bệnh nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao hàng đầu, chỉ sau ung thư và các vấn đề tim mạch. Nếu may mắn thoát khỏi tử vong, các chức năng trên cơ thể người bệnh vẫn có thể bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể:

1. Hệ hô hấp

Nếu tai biến mạch máu não xảy ra ở vùng não kiểm soát chức năng hoạt động của các cơ ở cổ họng, thức ăn sẽ không trôi xuống thực quản mà chúng có thể đi qua đường thở và lắng xuống phổi, gây ra những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng đường thở hay viêm phổi.

Tai biến mạch máu não nếu xảy ra trong thân não, nơi điều khiển các chức năng quan trọng như thở, hoạt động tim và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể,… cũng có thể gây ra những vấn đề về hô hấp như khó thở, thở mạnh, thậm chí hôn mê.

2. Hệ tuần hoàn

Tai biến mạch máu não thường xảy ra bởi các vấn đề tích tụ trong hệ tuần hoàn theo thời gian, chẳng hạn như: Cholesterol cao, tăng huyết áp và bệnh tiểu đường. Khi cơn tai biến khởi phát, những chức năng của hệ tuần hoàn cũng sẽ ảnh hưởng, người bệnh dễ bị rối loạn huyết áp, mỡ máu,…

3. Hệ thần kinh

Hệ thần kinh được tạo thành từ não, tủy sống và một mạng lưới các dây thần kinh chạy khắp cơ thể. Hệ thần kinh hoạt động bằng cách gửi tín hiệu qua lại từ não tới các cơ quan. Khi não bị tổn thương, những thông điệp được truyền đi có thể không chính xác khiến người bệnh gặp phải tình trạng rối loạn cảm giác (chẳng hạn như không cảm nhận được nóng, lạnh); thay đổi nhận thức, tính cách; suy giảm trí nhớ,…

Di chứng tai biến mạch máu não trên hệ thần kinh thường gặp nhất là yếu hoặc liệt tay chân. Trong trường hợp này, người bệnh thường bị run, khó nâng chân tay nên khi đi bộ sẽ phải kéo lê bàn chân hoặc uốn gối nhấc lên cao hơn bình thường.

4. Hệ tiêu hóa

Tai biến mạch máu não có thể ảnh hưởng đến phần não điều khiển chức năng hoạt động của các cơ quan tiêu hóa ruột, gây ra tình trạng đại tiện không tự chủ, táo bón, tiêu chảy,…

5. Hệ tiết niệu

Cũng giống như di chứng đại tiện không tự chủ phía trên, tổn thương do tai biến mạch máu não gây ra cho vùng não điều khiển chức năng bàng quang có thể làm cho người bệnh rơi vào tình trạng tiểu tiện không tự chủ như: Tiểu khi đang ngủ, khi ho hoặc khi cười.

Bệnh nhân tai biến mạch máu não thường bị ảnh hưởng vận động khá nặng nề

Tai biến mạch máu não cần được điều trị can thiệp như thế nào?

Mục đích của điều trị TBMMN là giảm tỷ lệ tử vong và hạn chế tối đa mức độ tàn phế. Để đạt được tiêu chí trên, cần tuân theo các nguyên tắc chung là: điều trị cấp cứu và tối ưu hoá tình trạng thần kinh, hạn chế lan rộng ổ tổn thương; bảo đảm tưới máu não; phòng ngừa biến chứng; phục hồi chức năng và phòng ngừa tái phát.

Đối với TBMMN có hai thể chính là chảy máu não và nhồi máu não. Điều trị đặc hiệu cho mỗi thể khác nhau nhưng phác đồ điều trị tổng hợp chung cho cả hai thể của TBMMN là giống nhau:

1. Điều trị tổng hợp

Nhằm duy trì chức năng sống, chống phù não. Chiến thuật chống phù não tích cực bao gồm: kê đầu giường cao 25- 30 độ, hạn chế kích thích, hạn chế dịch truyền, tăng thông khí, phẫu thuật giảm ép, dẫn lưu và dùng thuốc...

Ngoài ra, cần chú ý duy trì đường máu hợp lý; lưu thông đường thở cho bệnh nhân có rối loạn chức năng hô hấp, thiếu ôxy vùng tranh tối - tranh sáng càng rõ rệt, cần cho thở ôxy và làm thông thoáng đường thở, hút đờm rãi và chống nhiễm trùng phế quản ngay lập tức, triệt để. Nên tránh cho ăn đường miệng sau đó hoặc để sau 2-3 ngày, phòng viêm phổi do trào ngược; nuôi dưỡng qua đường sonde dạ dày bằng các chất dinh dưỡng lỏng, giúp tăng cường chuyển hoá cơ thể, tránh viêm dạ dày, ruột.

Bệnh nhân cần được cho thở oxy nếu rối loạn chức năng hô hấp

2. Điều trị đặc hiệu (chủ yếu cho thể đột quỵ thiếu máu não)

Bằng các thuốc tiêu huyết khối và điều trị dự phòng tái phát bằng các thuốc chống kết tập tiểu cầu. Các tác nhân này làm giảm kết tập tiểu cầu, làm giảm sự lan rộng của huyết khối động mạch, tiêu biểu là aspirin. Đây là thuốc cơ bản để điều trị dự phòng và điều trị tắc mạch, nhưng có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu. Dùng thuốc chống đông làm giảm cục máu đông và dùng thuốc điều trị tiêu cục huyết khối. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này đòi hỏi bệnh nhân đến viện sớm trước 3 – 4,5 giờ và tuân theo những chỉ định rất chặt chẽ, được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên sâu có phương tiện theo dõi các xét nghiệm tin cậy, phòng tai biến chảy máu ồ ạt.

Các thuốc bảo vệ tế bào thần kinh cũng được các nghiên cứu cho thấy có vài cơ chế cùng tồn tại song song, mục đích giúp đỡ chuyển hoá ở mô bị rối loạn và có nguy cơ bị rối loạn dẫn đến phá huỷ tế bào thứ phát; dùng các thuốc tăng dinh dưỡng thần kinh...

3. Các kỹ thuật điều trị đột quỵ - dự phòng đột quỵ

Kỹ thuật tạo hình động mạch não qua da; giải phóng, làm tiêu cục tắc huyết khối gây tắc mạch; nong rộng lòng mạch ở các động mạch bị hẹp; điều trị các phình mạch, dị dạng động -tĩnh mạch bằng kỹ thuật gây tắc mạch hoặc nút mạch bằng coil kim loại; kỹ thuật khai thông động mạch; kỹ thuật lấy bỏ các cục máu tụ, giảm ép não bằng phẫu thuật; kỹ thuật điều trị các u mạch, dị dạng mạch bằng phẫu thuật định vị. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ được thực hiện ở các bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ các chuyên gia về thần kinh mạch máu có kinh nghiệm.

Lựa chọn bệnh viện có các trang thiết bị y tế hiện đại

Các bệnh viện điều trị tai biến mạch máu não tốt trên toàn quốc

Danh sách dưới đây là các bệnh viện có quy trình can thiệp đột quỵ trên cả nước. Lưu ý có thể có một số đơn vị, bệnh viện có quy trình này nhưng trong danh sách này chưa cập nhật hết được.

1. Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM

2. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
3. Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM
4. Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội
5. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM
6. Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai
7. Bệnh viện Đà Nẵng
8. Bệnh viện Quân y 103 Hà Nội
9. Bệnh viện Q.Thủ Đức TP.HCM
10. Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng
11. Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội
12. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
13. Bệnh viện đa khoa T.Ư Thái Nguyên
14. Bệnh viện T.Ư Huế
15. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa
16. Bệnh viện An Bình TP.HCM
17. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng
18. Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái
19. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
20. Bệnh viện đa khoa T.Ư Cần Thơ
21. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 1)
22. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
23. Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
24. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương
25. Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An
26. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh
27. Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM
28. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
29. Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội
30. Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp
31. Bệnh viện Q.2 TP.HCM
32. Công ty TNHH MTV Bệnh viện đa khoa Hợp Lực tỉnh Thanh Hóa
33. Bệnh viện đa khoa Kiên Giang
34. Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 Hà Nội
35. Bệnh viện 105 Hà Nội
36. Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
37. Bệnh viện E Hà Nội
38. Bệnh viện đại học y Hà Nội
39. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh
40. Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
41. Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội
42. Bệnh viện Quân y 120 Tiền Giang
43. Bệnh viện đa khoa trung âm An Giang
44. Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
45. Bệnh viện khoa khoa khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
46. Bệnh viện tỉnh Lào Cai
47. Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận
48. Công ty cổ phần Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai
49. Bệnh viện đa khoa tỉnh An Giang
50. Công ty cổ phần Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

Chủ động phòng ngừa và điều trị tai biến mạch máu não bằng thuốc Đông y thế hệ 2

Hầu hết các bệnh nhân tai biến mạch máu não đều có yếu tố nguy cơ trước đó, do vậy dự phòng bằng cách điều trị, theo dõi chặt chẽ các yếu tố nguy cơ là điều then chốt cho việc dự phòng tai biến mạch máu não tái phát. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: tăng huyết áp, rung nhĩ, rối loạn chuyển hóa mỡ, đái tháo đường, bệnh van tim, suy tim, hút thuốc lá,…

Một trong những biện pháp phòng ngừa an toàn và hiệu quả tai biến mạch máu não đó là sử dụng thuốc Đông y thế hệ 2 có cơ chế hoạt huyết, bổ huyết, ôn kinh, thông mạch. Thuốc dự phòng hiệu quả bệnh tai biến mạch máu não và cũng được sử dụng trong điều trị tai biến mạch máu não với các cách dùng liều đặc hiệu theo tình trạng bệnh.

Meken là thuốc điều trị hiệu quả, không phải là thực phẩm chức năng

Hỗ trợ điều trị và dự phòng người bị tai biến mạch máu não, người bị di chứng tai biến, người bệnh mạch vành, đau thắt ngực hiệu quả.

Thông tin chi tiết xem tại đây hoặc gọi điện tư vấn 1800.6689 (giờ hành chính)

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0329/2017/XNQC-QLD

 

DS Hải Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN