Thứ sáu, 22/11/2024 | 04:35
RSS

10 Nhận thức sai lầm về tai biến mạch máu não

Thứ tư, 28/08/2019, 16:22 (GMT+7)

Có rất nhiều những nhận thức sai lầm về căn bệnh tai biến mạch máu não, dẫn đến hành động không đúng và gây hậu quả khó lường. Tìm hiểu 10 nhận thức sai lầm thường gặp.

tai biến mạch máu não

10 Nhận thức sai lầm về căn bệnh tai biến mạch máu não

1. Người trẻ thông thường không bị mắc bệnh tai biến mạch máu não

Nhiều người cho rằng tai biến là bệnh của người già, lớp người trẻ sẽ không bị mắc bệnh. Cách suy nghĩ này là sai lầm. Thực tế, bệnh tai biến mạch máu não có thể phát sinh ở bất cứ độ tuổi nào. Trong một nghiên cứu tại Khoa thần kinh - Bệnh viện 103, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất mắc tai biến là 20 tuổi.

Độ tuổi mắc tai biến mạch máu não ngày càng trẻ hóa

Độ tuổi mắc tai biến mạch máu não ngày càng trẻ hóa

Điều này là do tầng lớp thanh niên có thói quen ăn uống, sinh hoạt không lớp lý: ăn đồ ăn nhanh nhiều; ăn nhiều đồ nướng, rán, chiên, xào; hút thuốc lá; uống bia rượu quá độ… Đặc biệt, ở những người trẻ tuổi, tai biến do xuất huyết não có tỉ lệ cao hơn nhồi máu não.

2. Người huyết áp bình thường sẽ không mắc tai biến mạch máu não

Chúng ta cần nhấn mạnh: cao huyết áp chỉ là một nhân tố nguy hiểm gây nên tai biến mạch máu não, ngoài ra còn nhiều yếu tố nguy cơ khác nữa.

tai biến mạch máu não

Người huyết áp bình thường vẫn có thể mắc tai biến

Do vậy, những người huyết áp bình thường vẫn có thể mắc tai biến, và thực tế là nhiều bệnh nhân lúc phát bệnh huyết áp lại không cao, bình thường hoặc thấp hơn một chút.

3. Tai biến mạch máu não có liên quan đến bệnh cảm gió

Đông y gọi tai biến mạch máu não là “trúng phong”. Vì thế mà người nhà bệnh nhân lo lắng, không cho ra gió. Thậm chí không cho phép bệnh nhân sử dụng điều hòa, những ngày nóng bức cũng bưng bít giữ gió cho bệnh nhân. Nhưng như vậy là không đúng. Kỳ thực, “phong” ở đây là chỉ phong tà, “ngoại phong” là một trong 6 dâm tà khí. Ngoại phong xâm nhập kinh lực hoặc can thân, khiến cho âm hư, dương cao cực độ, trở thành nội phong, từ đó dẫn đến “tai biến mạch máu não”.

4. Bệnh nhân tai biến mạch máu não không được ăn các đồ tanh

Nhiều trường hợp người nhà không cho bệnh nhân ăn các đồ tanh, nói là để đề phòng bệnh tai biến tái phát. Tất cả các lý thuyết và cách làm này đều không có cơ sở khoa học.

tai biến mạch máu não

Bệnh nhân tai biến tùy vào khẩu vị để lựa chọn đồ tanh phù hợp

Bản thân bệnh tai biến mạch máu não không có sự kiêng khem khẩu vị đặc thù, nhưng nếu có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thì nên có chú ý với vấn đề ăn uống. Người đái tháo đường nên hạn chế ăn no, ăn nhiều tinh bột; bệnh nhân cao huyết áp nên ăn nhạt; bệnh nhân mỡ máu cao hạn chế dùng đồ béo, nhiều cholesterol. Vì vậy, nếu có yếu tố nguy cơ nào thì nên sắp xếp chế độ ăn cho hợp lý. Bệnh nhân tai biến mạch máu não có thể tùy theo khẩu vị của mình mà sắp xếp ăn uống một số đồ ăn tanh hợp lý. Chủ yếu là ăn uống thanh đạm, ăn chay, kiêng mỡ màng, kiêng ăn uống vô độ no quá, nên ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh.

5. Sử dụng thuốc tai biến điều trị cho đến khi khỏe lại thì dừng, không cần uống thuốc nữa

Lựa chọn thuốc hợp lý để ngăn tái phát tai biến mạch máu não

Lựa chọn thuốc hợp lý để ngăn tái phát tai biến mạch máu não

Đây là quan điểm hết sức sai lầm. Mặc dù đã được điều trị khỏi hoàn toàn hay vẫn đang để lại di chứng, thì tai biến mạch máu não vẫn rất dễ tái phát, đặc biệt là lần sau nặng hơn lần trước. Do vậy, ngoài việc thay đổi thói quen và chế độ sinh hoạt cũng như chủ động tập luyện (đối với bệnh nhân để lại di chứng) thì việc sử dụng thuốc (đặc biệt là các thuốc Đông y thế hệ 2) để ngăn ngừa tái phát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với bệnh nhân đã có tiền sử tai biến mạch máu não.

6. Các di chứng của tai biến mạch máu não tự nhiên sẽ khỏi không cần luyện tập phục hồi

Do một số trường hợp mắc tai biến có sự tiến triển nhanh về bệnh, nhiều người tự cho là bệnh sẽ tự nhiên hồi phục dần dần không cần rèn luyện gì cả. Đây là sự nhận thức sai lầm trong phương pháp trị liệu trên lâm sàng. Bộ não của chúng ta quả thật có những khả năng tự hồi phục nhất định. Nhưng sự hồi phục này thường có giới hạn. Có thể trong một khoảng thời gian rất ngắn, bệnh trạng dừng lại không tiến triển nữa.

Đối chiếu khoa học giữa bệnh nhân sau tai biến có thực hiện luyện tập hồi phục chính quy với bệnh nhân không luyện tập phục hồi sức khỏe thì thấy: Bệnh nhân luyện tập phục hồi sức khỏe chính quy bất luận là phục hồi các chức năng xử lý sinh hoạt hàng ngày, hay các chức năng tứ chi, cũng như các phương diện khác đều tốt hơn rất nhiều so với trường hợp còn lại. Như vậy tai biến điều trị bao lâu còn phụ thuộc vào quá trình tập luyện sau tai biến của mỗi người bệnh.

7. Không cần luyện tập mà chỉ cần dùng thuốc là có thể hồi phục di chứng

Rất nhiều bệnh nhân hỏi các bác sĩ, có hay không có thuốc đặc hiệu mà bệnh nhân sau khi uống xong lập tức có những chuyển biến tốt, những người bị liệt có thể được hồi phục, những người bị câm có thể nói lại được … Những điều này gây ra sự hiểu lầm cho bệnh nhân, có nhiều người khao khát đi tìm các bài thuốc dân gian, bỏ công sức vào các bài thuốc thiếu tính khoa học, với hi vọng tìm được “con đường tắt” để hồi phục di chứng mà không cần luyện tập.

Bản thân y học hiện tại cũng không có cách gì để chữa chạy triệt để cho những di chứng để lại như bại liệt, cấm khẩu. Biện pháp thực sự có lợi cho người bệnh nhân đó là chủ động luyện tập phục hồi sức khỏe, các liệu pháp thuốc điều trị chỉ nhằm mục đích thúc đẩy quá trình hồi phục di chứng của bệnh nhân.

8.  Bệnh nhân tai biến mạch máu não không quay lại làm việc được

Đại đa số bệnh nhân sau khi bị tai biến, lo lắng tái phát trở lại, thậm chí các di chứng không rõ rệt cũng từ bỏ công việc. Kỳ thực điều này là không khoa học. Bệnh nhân không để lại di chứng không cần bỏ việc, chỉ cần kiểm tra định kỳ, theo dõi tình trạng cơ thể, uống thuốc đúng giờ, phòng ngừa tái phát trở lại.

tai biến mạch máu não

Ảnh: Cần lựa chọn công việc không căng thẳng, áp lực sau tai biến

Những người có di chứng để lại, trải qua một thời gian hồi phục chức năng, có thể tự xử lý các động tác sinh hoạt hàng ngày. Nhưng các bệnh nhân bị tai biến có tình trạng sức khỏe không giống nhau, nên bảo đảm có đủ thể năng và sức khỏe rồi mới làm công việc nào đó. Đặc biệt là không nên làm các công việc dẫn đến sự căng thẳng và áp lực, các công việc nặng …

9.  Bệnh nhân tai biến mạch máu não không thể ngồi máy bay

Điều lệ ngành hàng không toàn thế giới không có quy định chính xác bệnh nhân tai biến có được ngồi máy bay không. Bệnh nhân thời kỳ cấp tính, đặc biệt là bệnh nhân chảy máu não nên bớt vận động, không nên ngồi máy bay.

tai biến mạch máu não

Bệnh nhân sau tai biến vẫn có thể di chuyển bằng máy bay.

Những bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe, nếu như huyết áp được hạn chế tốt nhịp tim không bị thay đổi, có thể tự xử lý các chức năng sinh hoạt, nếu cần thiết có thể lựa chọn máy bay làm phương tiện di chuyển  không nên lựa chọn các chuyến bay đường dài và có nhiều lần hạ cánh. Tuy nhiên vẫn là nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hơn nữa không được đi máy bay một mình, cần có người nhà đi cùng và chuẩn bị sẵn một số thuốc cấp cứu, liên hệ trước với nhân viên hàng không để có sự chăm sóc và bố trí đặc biệt.

10.  Bệnh nhân tai biến mạch máu não mặc quần áo nào cũng được

Bệnh nhân tai biến mạch máu não nên nghĩ đến vấn đề liệt nửa người, và sự thuận lợi cho các bài luyện tập để phục hồi sức khỏe. Nguyên tắc chọn lựa quần áo cho người bệnh tai biến là gì?
Đầu tiên, nên chọn loại chất nhẹ, thoáng mát, êm mềm, thuận lợi cho việc cởi bỏ. Khi liệt nửa người, quần áo nên chọn loại rộng rãi thoải mái, không quá cầu kỳ phức tạp, các loại trang sức hoặc cúc áo cầu kỳ sáng bóng. Quần nên chọn loại thoải mái, không dùng thắt lưng. Tất cũng nên chọn loại rộng rãi, thuận tiện tháo cởi, sử dụng giầy vải hoặc dép quai hậu.

Không nên mặc quần áo quá chật, bó sát người, không những gây phiền phức khi mặc mà còn tạo áp lực cho các chi bị liệt một bên, làm ảnh hưởng bất lợi cho quá trình phục hồi. Bệnh nhân ngoài trừ mặc ấm áp bảo vệ sức khỏe ra, không nên mặc quá nhiều, vừa phải là được.

Duy Nguyễn
Theo Đời sống Plus/GĐVN