Thứ năm, 25/04/2024 | 04:06
RSS

Địa điểm lý tưởng để ngắm mưa sao băng Delta Aquarids ở Việt Nam

Thứ tư, 25/07/2018, 14:33 (GMT+7)

Mưa sao băng Delta Aquarids tại Việt Nam diễn ra cực điểm vào sáng 28 - 29/7, khoảng 20 vệt mỗi giờ. Đây là cơ hội người Việt được chứng kiến nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ.

Nguyên nhân xuất hiện mưa Mưa sao băng Delta Aquarids

Theo các nhà khoa học thì mưa sao băng Delta Aquarids có nguồn gốc từ ngôi sao chổi nổi tiếng 1P/Halley. Năm nay vị trí trung tâm của hiện tượng này là chòm sao Aquarius và chòm sao này sẽ nằm ở bầu trời phía Nam.

Mưa sao băng Delta Aquarids nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần

Theo Wikipedia thì nguyên nhân chính của hiện tượng này chính là do các hạt bụi vũ trụ phân bố theo quỹ đạo hình elip và quay quanh Mặt Trời theo chu kì nhất định. Nếu quỹ đạo của Trái Đất cắt ngang quỹ đạo của một đám bụi vũ trụ nào đó thì it nhất mỗi năm vào đúng thời điểm nhất định, Trái Đất sẽ một lần xuyên qua lớp bụi vũ trụ đó và xảy ra hiện tượng mưa sao băng trong thời gian đó. Đặc biệt khi Trái Đất bay vào vùng có nhiều thiên thạch thì sẽ thường xuyên xảy ra hiện tượng mưa sao băng hơn.

Những trận mưa sao băng vào cuối tháng 7 năm nay sẽ trùng với nguyệt thực, đây là hiện tượng thú vị, hiếm gặp, vì vậy trận mưa sao băng luôn được sự ngóng chờ của hầu hết người Việt. 

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA), cho biết mưa sao băng Delta Aquarids với cực điểm vào ngày 28-29/7 sẽ là một hiện tượng thú vị, bởi rạng sáng 28/7 cũng là lúc nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 diễn ra. Một số sao băng đầu tiên của Perseids, mưa sao băng lớn nhất hàng năm, cũng sẽ xuất hiện.

Mưa sao băng Delta Aquarids nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ2
Hiện tượng mưa sao băng hiếm gặp

Theo dự đoán Nguyệt thực sẽ kéo dài hơn 5 tiếng, từ 00h14 đến 6h ngày 28. Đặc biệt nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 2h30 đến 4h13. Sau lần này phải đến tháng 5/2021 hoặc tháng 11/2022 thì Việt Nam mới xuất hiện lại hiện tượng này.

Hiện tượng mưa sao băng Perseids sẽ còn xuất hiện một lần nữa vào tháng 8 và sẽ đạt cực điểm ngày 12-13/8, đúng thời điểm Trăng non. Lúc này sẽ là cơ hội tuyệt vời để chứng kiến rõ nét đẹp độc đáo hiện tượng này.

Những địa điểm ngắm mưa sao băng lý tưởng nhất

Mưa sao băng xuất hiện trong trong thời gian Việt Nam có thể phải đối mặt nguy cơ thời tiết xấu. Nguy cơ xuất hiện mưa và mây mù áp thấp nhiệt đới là rất cao. Vì vậy sẽ có rất ít khu vực có thể quan sát được những hiện tượng kỳ thú này đặc biệt là những thành phố lớn như Hà Nội TP. HCM…

Mưa sao băng Delta Aquarids nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ3
Địa chỉ ngắm mưa sao băng hiệu quả nhất

Tại Hà Nội địa điểm tốt nhất để chiêm ngưỡng mưa sao băng đẹp nhất là vào rạng sáng ngày 28/7 tại công viên Thiên văn học trong khu đô thị Dương Nội. Đặc biệt bạn nên chọn khu D và Khu sinh vật cảnh nằm ở phía Nam khu đô thị mới Dương Nội có tổng diện tích 5,9ha thuộc các lô SVC-01, SVC-02, SVC-03. Đây sẽ là nơi ngắm lý tưởng nhất.

Để quan sát được hiện tượng mưa sao băng rõ nhất trong thời gian này người xem cần quan sát bằng mắt thường và không nên dùng kính thiên văn hay bất cứ dụng cụ nào. Chọn địa điểm quan sát có trường nhìn rộng, người ngắm sao băng nên chọn những chỗ đất cao, xa ánh điện thành phố, ít ô nhiễm hay bị ảnh hưởng của bụi, ánh sáng.

Nên tránh xa những nguồn sáng nhân tạo như đèn đường để có thể nhìn rõ những vệt sáng băng qua. Người xem có thể đem theo một ghế tựa và tấm mềm để thoải mái ngắm nhìn thiên hà về đêm.

Phạm Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN