Cúng rằm tháng 7 với nghi thức thực hiện từ trong nhà ra ngoài trời theo thứ tự: cúng Gia Thần, cúng Gia Tiên và cuối cùng là cúng chúng sinh.
Cúng ngoài trời rằm tháng 7 trời hay còn gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hồn với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa.
Lễ cúng cô hồn sẽ được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 âm lịch do quan niệm đây là khoảng thời gian các vong linh đang trên đường trở về địa ngục do đó là khoảng thời gian tốt nhất để cúng.
Mâm cúng chúng sinh thường bao gồm các lễ vật như sau:
- 1 đĩa nhỏ muối gạo
- 12 chén nhỏ cháo trắng nấu loãng.
- Hoa quả 5 loại 5 màu.
- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.
- 12 cục đường thẻ.
-Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...).
-Tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ) và vàng mã.
- 3 chung nước (hay 3 ly nhỏ)
- Nhang (Hương) và nến.
Lưu ý quan trọng:
- Lễ cúng cô hồn nên cúng chay. Theo quan niệm dân gian cúng đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si của các vong hồn.
- Mâm cúng thường được đặt ngoài trời, khi cúng tiền vàng sẽ được rải đều trên mâm, bên cạnh đó không thể thiếu các loại nhang, trầm sử dụng trong các mâm cúng lễ để mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc 3–5 hoặc 7 cây hương.
- Kết thúc lễ cúng cô hồn, muối gạo sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng.
- Tiền cúng cô hồn sẽ được rải đều ra khi cúng
Ở một số gia đình, người ta còn thường thực hiện tục giật cô hồn với quan niệm rằng càng có nhiều người đến giật thì sẽ càng có nhiều lộc, và đồ ăn giật được thì đều có thể ăn uống bình thường, không phải lo lắng điều gì cả.
Trước khi kết thúc buổi lễ, gia chủ sẽ bê ra một mâm lễ gồm có: tiền lẻ, bỏng ngô, khoai luộc, bánh, kẹo,... ra ngoài đường để trẻ con tranh cướp nhau. Đây chính là những đồ ăn đã cúng, sau khi cúng sẽ được chia ra.