Theo đông y, lá trầu không có vị cay nhẹ, tính ấm. Trong lá trầu không có chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho đường ruột. Lá trầu không có tác dụng khử mùi và diệt khuẩn cực tốt.
Trong dân gian, dùng lá trầu không để trị các bệnh về răng miệng được xem là một phương pháp cực kì hiệu quả.
Chuẩn bị:
Cách làm:
Lá trầu không vò nát, thái nhỏ rồi cho vào nồi đựng 2 lít nước đun lên. Khi nồi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và đun trong vòng 10 phút.
Bắc nồi xuống, dùng rây lọc bỏ bã, cho thêm chút muối rồi rót nước này vào chai và để trong tủ lạnh dùng dần.
Mỗi ngày dùng nước này súc miệng từ 2 – 3 lần. Sau một tháng kiên trì sử dụng, các bệnh liên quan đến răng miệng như hôi miệng, sâu răng, nhiệt miệng sẽ biến mất để lại trong miệng một mùi thơm tự nhiên dịu nhẹ. Bài thuốc áp dụng cho trẻ từ một tuổi trở lên.
Ngoài tác dụng khử mùi hôi ở khoang miệng, loại nước này còn giúp se khít chân răng giúp răng sáng bóng. Nên kiên trì dùng loại nước này thường xuyên như nước xúc miệng, có như vậy thì việc điều trị mới cực kì hiệu quả.
Lá trầu không rất tốt trong các vấn đề về răng miệng
Về vấn đề này, TS. Bác sĩ Hoàng Thị Bích Liên, Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh Hà Nội cho biết lá trầu không là một vị trong bài thuốc dân gian và cũng là bài thuốc sử dụng cực tốt cho răng miệng.
Thạc sĩ Liên chia sẻ, năm trước bà đã cùng nhiều học trò của mình nghiên cứu về tác dụng của lá trầu không với sức khoẻ răng miệng. Kết quả cho thấy chúng thực sự nó có tác dụng. Bác sĩ Liên cho biết: có những bệnh nhân được theo dõi qua 1 tháng đã thấy răng sáng bóng, không còn hôi miệng cũng như các bệnh viêm răng miệng khác.
Theo Thạc sĩ Liên, bài thuốc lá trầu không được rất nhiều sách đông y cổ ghi lại, qua thực tế, bác sĩ Liên ghi nhận nó thực sự có tác dụng.
Bác sĩ Liên khuyến cáo nhiều gia đình muốn tiện sử dụng nước súc miệng hoá chất song không tốt lắm bởi vì nước súc miệng chứa hoá chất không tốt cho miệng.