Chảy máu chân răng nguyên nhân do đâu?
MỤC LỤC
Tìm hiểu về Chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng nguyên nhân do đâu?
Các biện pháp điều trị chảy máu chân răng hiệu quả
Ngăn ngừa và giảm chảy máu chân răng với Nước ngậm răng miệng
Chảy máu chân răng thực chất là tình trạng chảy máu ở niêm mạc lợi.
Hầu hết mọi người đều gặp phải tình trạng chảy máu khi đánh răng một hoặc nhiều lần trong đời.
Chảy máu chân răng là gì?
Chảy máu chân răng là bệnh lý thường gặp nhất ở vùng quanh chân răng, xảy ra khi các mạch máu ở nướu, xương ổ răng hay dây chằng xung quanh răng bị tổn thương và vỡ ra.
Nướu răng khỏe mạnh thường có màu hồng, khỏe mạnh và không dễ chảy máu ngay cả khi tác động lực như đánh răng mạnh.
Khi bị tổn thương, nướu có thể dễ dàng bị chảy máu chỉ bằng một lực tác động nhẹ, chẳng hạn như: chảy máu nướu khi chải bằng bàn chải mềm, dùng chỉ nha khoa…
Chảy máu chân răng thông thường không đáng lo ngại nhưng nó cũng có thể cảnh bảo một bệnh lý răng miệng hoặc toàn thân.
Nếu tình trạng này kéo dài mà không điều trị kịp thời nó có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Chảy máu chân răng là chảy máu ở nướu hoặc tổ chức xung quanh răng
Các triệu chứng đi kèm khác
Nhìn chung, chảy máu chân răng không gây đau đớn hay khó chịu.
Trong một vài trường hợp bệnh lý, cháu máu thường đi kèm với các vấn đề đặc trưng khác như:
Nướu sưng, đỏ, mềm và có tình trạng chảy máu.
Chảy máu có thể xảy ra khi chải răng, súc miệng, dùng chỉ nha khoa hay thậm chí là khi nhai thức ăn.
Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Răng bị lỏng hoặc di chuyển.
Nướu bị rút lên, tạo ra các khe hở giữa các răng.
Chảy máu nướu răng là triệu chứng của viêm nướu răng và các dạng bệnh nướu răng khác.
Nhưng chảy máu nướu răng cũng có thể do các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm sự thay đổi hormone, thiếu hụt vitamin, rối loạn đông máu và thậm chí là căng thẳng.
Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Vệ sinh răng miệng là điều cần thiết giúp bảo vệ, duy trì sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh nha khoa.
Tuy nhiên, nếu chăm sóc không đúng cách, như sử dụng bàn chải quá cứng và/hoặc chải răng với lực quá mạnh, thì có thể gây tổn thương niêm mạc nướu và dẫn tới chảy máu.
Chảy máu cũng có thể xảy ra khi sử dụng chỉ nha khoa sai cách, tuy nhiên điều này thường chỉ xảy ra ở người mới sử dụng lần đầu.
Chảy máu chân răng do đánh răng và dùng chỉ nha khoa sai cách là một vấn đề thông thường, không đáng lo ngại và có xu hướng biến mất sau một vài ngày.
Bệnh về nướu: viêm nướu và viêm nha chu
Nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu nướu răng là do sự tích tụ của mảng bám, lớp màng trong, trơn nhầy bao phủ trên đường viền nước.
Mảng bám có chứa vi khuẩn và vụn thức ăn thừa, được hình thành liên tục, bao phủ trên bề mặt răng, cứng lại dần và trở thành cao răng.
Bên trong mảng bám chứa đầy vi khuẩn, có thể dẫn tới kích ứng và tổn thương nướu xung quanh, gây viêm nướu với các triệu chứng sưng đỏ và chảy máu nướu.
Viêm nướu là giai đoạn tổn thương ban đầu, theo thời gian sẽ phát triển sang viêm nha chu, một tình trạng bệnh về nướu nghiêm trọng.
Viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng nướu, xương hàm và các mô hỗ trợ khác nâng đỡ răng, gây lung lay răng, mất răng.
Các bệnh trên nướu: viêm nướu và viêm nha chu
Chế độ ăn uống kém và thiếu hụt vitamin
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng sức khỏe răng miệng của bạn.
Thực phẩm có đường, tinh bột góp phần hình thành mảng bám, có thể dẫn đến sâu răng và chảy máu nướu răng.
Thiếu hụt vitamin C và vitamin K có thể làm nướu yếu đi, dễ dàng viêm và chảy máu.
Đây là những vitamin cần thiết cho sự phát triển và phục hồi mô, tổng hợp collagen, tham gia vào quá trình đông máu và tăng cường sức mạnh cho nướu.
Viêm nướu trong thai kỳ
Sự thay đổi nồng độ các hormon xảy ra trong thai kỳ có thể là nguyên nhân khiến nướu trở nên nhạy cảm hơn và chảy máu chân răng.
Thêm vào đó, để đảm bảo thai nhi có thể phát triển một cách ổn định, hệ miễn dịch của mẹ thường bị ức chế và hoạt động kém hơn. Điều này khiến các vi khuẩn có cơ hội tấn công và gây tổn thương, đặc biệt là ở răng miệng.
Viêm nướu răng khi mang thai là một dấu hiệu thường thấy trong thai kỳ, xảy ra đối với nhiều phụ nữ, biểu hiện bằng tình trạng đỏ, sưng và đau nướu răng.
Chảy máu chân răng do thuốc
Một số loại thuốc ảnh hưởng tới quá trình đông máu có thể dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng, đặc biệt là trong thời gian đầu dùng thuốc.
Chúng bao gồm các thuốc chống đông máu, thuốc làm tiêu huyết khối và các thuốc ngăn ngừa đột quỵ, đau tim…
Ung thư miệng
Ung thư miệng là một bệnh lý ác tính có khả năng gây nguy hiểm tính mạng và cần được can thiệp càng sớm càng tốt.
Sự phát triển của khối u hoặc tổn thương bất thường ở bất cứ tổ chức nào bên trong khoang miệng đều có thể gây gián đoạn lưu lượng máu, gây sưng viêm và chảy máu nướu dai dẳng.
Bệnh tật
Một số bệnh lý về máu như: bệnh bạch cầu, bệnh máu khó đông hoặc giảm tiểu cầu đều gây ảnh hưởng tới quá trình đông máu và tăng nguy cơ chảy máu, bao gồm chảy máu chân răng.
Rối loạn máu thường dẫn tới suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, cơ thể dễ dàng bị tổn thương khi bị vi khuẩn tấn công.
Đặc biệt răng miệng là nơi tiếp xúc và tích tụ vi khuẩn thường xuyên, nên dễ bị viêm và chảy máu hơn.
Chảy máu nướu kéo dài cũng phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường. Đường huyết tăng cao khiến cơ thể dễ bị viêm và xuất huyết hơn.
Bệnh nhân tiểu đường thường dễ bị chảy máu và tốc độ cầm máu, lành vết thương chậm hơn so với người bình thường.
Ảnh hưởng từ lối sống và chế độ sinh hoạt
Cắn không thẳng hàng: Chảy máu nướu răng có thể là kết quả của việc cắn không đúng cách, siết chặt hoặc nghiến răng. Áp lực có thể gây ra tác động tiêu cực đến các vùng bị ảnh hưởng, dẫn đến thoái hóa mô, tụt nướu và chảy máu nướu.
Hút thuốc hoặc hút thuốc lá điện tử: thói quen hút thuốc có thể ảnh hưởng sức khỏe răng miệng và dẫn đến chảy máu nướu răng. Hôi miệng, răng ố vàng, viêm nướu, sâu răng và chảy máu chân răng là những vấn đề gặp phải ở hầu hết người hút thuốc lâu năm.
Căng thẳng: yếu tố căng thẳng và stress có thể làm giảm khả năng miễn dịch và chống lại nhiễm trùng cơ thể. Căng thẳng cũng là yếu tố thúc đẩy bạn tiếp xúc thường xuyên hơn với các chất kích thích. Nó cũng có thể gây ra đảo lộn giấc ngủ và chế độ sinh hoạt khiến việc vệ sinh răng miệng không được đều đặn.
Chảy máu chân răng có thể được cải thiện bằng nhiều cách: bao gồm việc chăm sóc răng miệng đúng cách, thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Nếu chảy máu là do một tình trạng bệnh lý răng miệng hoặc toàn thân gây ra, điều trị và kiểm soát tốt nguyên nhân giúp chấm dứt tình trạng tổn thương nướu.
Các chiến lược điều trị chảy máu nướu bao gồm giảm triệu chứng, điều trị bệnh lý nguyên nhân và các biện pháp chăm sóc nướu.
Cầm máu chân răng
Trong phần lớn trường hợp, chảy máu sẽ ngừng sau một vài phút theo cơ chế đông máu tự nhiên của cơ thể.
Với các trường hợp chảy máu nhiều hoặc kéo dài, một số biện pháp có thể được áp dụng để khiến máu đông nhanh hơn như:
Dùng gạc để cầm máu: dùng một miếng gạc sạch và ẩm trên vùng niêm mạc bị chảy máu là biện pháp phổ thông nhất để cầm máu. Tuy nhiên nó thường chỉ được áp dụng với các tình trạng chảy máu chân răng nhiều hoặc vết thương lớn như nhổ răng.
Chườm đá lạnh: Đá có thể giúp làm dịu các cơn đau và ngừng chảy máu do viêm nướu hoặc do vết cắt, trầy xước ở đường viền nướu gây ra.
Súc miệng nước muối: nước muối có tác dụng se niêm mạc, cầm máu và sát khuẩn để tránh nhiễm trùng sâu tại vị trí tổn thương khiến chảy máu nghiêm trọng hơn.
Chườm lạnh là cách thường dùng nhất để cầm máu chân răng
Điều trị bệnh lý nguyên nhân
Các bệnh lý về nướu như viêm nướu, viêm nha chu cần được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ nha khoa.
Loại bỏ cao răng và các mảng bám giúp hạn chế tình trạng viêm và giảm tổn thương, chảy máu nướu.
Vệ sinh nha khoa chuyên sâu giúp giải quyết và loại bỏ các tác nhân và các vấn đề răng miệng không thể tự thực hiện tại nhà.
Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể, một số các biện pháp khác có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề của bệnh nhân: như nhổ răng sâu, phẫu thuật, thủ pháp laser...
Chăm sóc răng miệng tốt hơn
Xây dựng thói quen vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách, đều đặn hàng ngày không chỉ mang lại cho bạn sự tự tin mà còn giảm đáng kể các vấn đề răng miệng, đặc biệt là viêm nướu và chảy máu chân răng.
Đánh răng 2 lần mỗi ngày với bàn chải có kích thước phù hợp, sử dụng đầu lông chải mềm và thao tác nhẹ nhàng giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa viêm và chảy máu nướu.
Sử dụng kết hợp đồng thời nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch và có thể loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa nằm sâu trong kẽ răng.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C và vitamin K được chứng minh giảm tình trạng sưng nướu và chảy máu lợi.
Một số thực phẩm được khuyến khích bổ sung ở người hay chảy máu chân răng là: các loại Bông cải xanh, Đậu bắp, măng tây, Ớt chuông, trái cây như cam, quýt, bưởi, việt quất, ổi...
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Bỏ thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điện tử là điều tốt nhất để ngăn ngừa các vấn đề răng miệng và giảm chảy máu lợi.
Hạn chế và giảm các yếu tố được xem là nguy cơ thúc đẩy viêm nướu, chảy máu nướu như: căng thẳng, stress, thiếu ngủ, thói quen nghiến răng, siết chặt...
Nếu chảy máu chân răng là do tác dụng phụ của các thuốc, nó thường tự cải thiện sau một thời gian.
Trường hợp chảy máu kéo dài kèm theo các vấn đề khó chịu trong miệng, bạn có thể thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.
Điều quan trọng là đến các phòng khám nha khoa để kiểm tra, lấy cao răng, mảng bám và chăm sóc răng miệng thường xuyên.
Quản lý tốt yếu tố bệnh tật nguy cơ bao gồm: kiểm soát đường huyết, dùng thuốc điều trị các bệnh về máu.
Chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách là biện pháp giúp duy trì sức khỏe và ngăn ngừa các vấn đề răng miệng bao gồm viêm loét miệng, nhiệt miệng, viêm nướu, tụt nướu và chảy máu chân răng.
Các sản phẩm chăm sóc răng miệng được ưa chuộng thường có chứa các thành phần thảo dược lành tính được chứng minh có tác dụng tốt với răng miệng.
Sau khi đánh răng, nên dùng nước ngậm răng miệng thảo dược sẽ giúp hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
Khi nhổ dung dịch nước ngậm răng miệng thảo dược đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
Nước ngậm răng miệng hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc.
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT Thành phần: |