Thứ sáu, 22/11/2024 | 10:12
RSS

Chân tay lạnh vào mùa đông, tưởng bình thường nhưng là dấu hiệu bệnh nguy hiểm

Thứ bảy, 26/12/2020, 07:00 (GMT+7)

Vào mùa đông, mỗi bộ phận trên cơ thể của chúng ta đều cần được giữ ấm, đặc biệt là đôi bàn tay và bàn chân. Nếu hai vùng này thường xuyên bị lạnh, có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe.

Tay chân lạnh do tuần hoàn máu không tốt

Tay chân lạnh vào mùa đông là hiện tượng sinh lý bình thường, do nhiệt độ xuống thấp, mạch máu co lại, khả năng tuần hoàn máu khá kém khiến tuần hoàn máu ở đầu ngón tay, đầu ngón chân không thông cũng như do tuần hoàn thần kinh ngoại biên không tốt gây nên.

Chân tay lạnh vào mùa đông, tưởng bình thường nhưng là dấu hiệu bệnh nguy hiểm

Ảnh minh họa

Vì vậy, cần mặc ấm, ăn những loại thực phẩm làm ấm cơ thể, vận động nhiều để thúc đẩy toàn hoàn máu nhằm làm giảm triệu chứng lạnh tay chân.

Tay chân lạnh do thiếu máu

Người bị thiếu máu cũng rất dễ bị lạnh chân, tay vào mùa đông. Khi bị thiếu máu, cơ thể có quá ít tế bào hồng cầu. Lúc này, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống và tìm gặp bác sĩ để được tư vấn dinh dưỡng.

Tay chân lạnh do suy giáp

Chân tay lạnh vào mùa đông, tưởng bình thường nhưng là dấu hiệu bệnh nguy hiểm

Ảnh minh họa

Tuyến nhiệt chủ yếu trong cơ thể chúng ta là tuyến giáp. Khi mắc chứng bệnh suy giáp thì sẽ cảm thấy cơ thể vô cùng mệt mỏi, các chức năng trong cơ thể hoạt động chậm lại và tay chân càng dễ bị lạnh hơn vào mùa đông.

Tay chân lạnh do thiếu vitamin B12

Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào máu đỏ. Chính vì vậy khi bị thiếu vitamin B12 thì cơ thể chúng ta không thể sản xuất đủ lượng máu cho co thể được. Khi mùa đông thời tiết lạnh cộng với việc cơ thể không được cung cấp đủ vitamin B12 sẽ dẫn đến việc chân tay bị lạnh.

Cách làm ấm tay chân hiệu quả

Xoa tay và chân

Chân tay lạnh vào mùa đông, tưởng bình thường nhưng là dấu hiệu bệnh nguy hiểm

Ảnh minh họa

Thường xuyên chà sát lòng bàn tay và lòng bàn chân. Hành động này có thể cải thiện tuần hoàn của mạch máu. Xoa lòng bàn chân bằng lòng bàn tay thật nhanh, chà đến khi ấm nóng thì thôi. Dùng một tay nắm chạt, một tay có sát vùng quanh bàn tay nắm chặt nhiều lần, đổi bên, làm tương tự, cũng có tác dụng lưu thông máu huyết, làm ấm nóng bàn tay, bàn chân.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể có đủ nước, khiến quá trình lưu thông máu thuận lợi. Chăm chỉ tập luyện thể dục và vận động cơ thể bằng các bài tập nhẹ, tránh tình trạng để cơ thể ngủ đông quá lâu khiến các khớp, cơ và xương không được thư giãn.

Ngâm chân trong nước ấm

Chân tay lạnh vào mùa đông, tưởng bình thường nhưng là dấu hiệu bệnh nguy hiểm

Ảnh minh họa

Một trong những cách hiệu quả để giúp làm ấm đôi chân lạnh là ngâm chúng trong một chậu nước ấm từ 10 - 15 phút mỗi tối. Việc làm này sẽ giúp quá trình máu lưu thông tới bàn chân được cải thiện và bạn cũng nên thực hiện đều đặn mỗi tối trước khi đi ngủ để thu về hiệu quả tốt nhất.

Chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học với nhiều chất béo và calo sẽ giúp sinh nhiệt lượng giữ ấm cho cơ thể. Bổ sung nhiều loại thức ăn có chứa các loại vitamin nhóm B, vitamin C, E và các axít amin, vitamin và khoáng chất như ớt, cà chua, súp-lơ... sẽ giúp tăng cường lượng hồng cầu trong máu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Hoàng Ly
Theo GĐVN