Để đạt được uớc mơ trở thành một bartender chuyên nghiệp, cặp vợ chồng trẻ (người Trung Quốc) sau mỗi buổi tối đi làm về thường có thói quen pha chế một vị rượu mới vừa để vừa thử tay nghề vừa thưởng thức trước khi đi ngủ mong muốn được ngủ ngon hơn.
Ảnh minh họa
Thời gian gần đây, người vợ thường xuyên bị đau bụng và tiêu chảy. Nghĩ rằng đó có thể là biểu hiện của bệnh tiêu hóa nên tự mua thuốc trị tiêu chảy về uống.
Không lâu sau, người chồng cũng xuất hiện các triệu chứng tương tự. Lo lắng vì tình trạng bệnh không được cải thiện, hai vợ chồng đưa nhau đi viện kiểm tra sức khỏe Kết quả xét nghiệm cho thấy, alpha-fetoprotein của vợ là 465ug/L và của chồng là 430ug/L. Hai vợ chồng thực sự sốc khi bác sĩ chẩn đoán họ đều mắc bệnh ung thư gan.
Ảnh minh họa
Sau khi hiểu rõ thói quen sinh hoạt của 2 người, về cơ bản, cả 2 đều uống rượu trước khi đi ngủ mỗi đêm vì nghĩ rằng nó có thể giúp ngủ ngon hơn… Bác sĩ thở dài: Mỗi ngày làm việc ấy trước khi đi ngủ bảo làm sao chẳng bệnh, bởi rượu chính là nguyên nhân khiến tổn thương gan.
Theo khoa học, trong rượu có chứa rất nhiều chất có hại như methanol, chì... Những chất này sau khi hấp thụ vào cơ thể, cần dựa vào chức năng giải độc của gan mới có thể thể bài tiết ra. Ban ngày cơ thể người diễn ra quá trình trao đổi chất rất mạnh, độc tố trong rượu khá dễ dàng được gan bài tiết (qua mồ hôi và đi tiểu), nhưng uống rượu trước khi đi ngủ vào ban đêm, cơ thể diễn ra quá trình trao đổi chất giảm chậm, chức năng giải độc của gan cũng yếu đi, vì thế các chất độc, hại dễ dàng được tích tụ, cực kỳ gây hại cho gan và cơ thể.
Theo khuyến cáo, những người mất ngủ tuyệt đối không tìm đến rượu để ngủ ngon hơn mà cần tích cực tìm ra nguyên nhân bệnh để có cách điều trị đúng đắn. Những người khỏe mạnh trước khi ngủ vào ban đêm cũng không nên uống rượu, nếu không cũng sẽ tổn hại đến sức khỏe của bản thân.
Ảnh minh họa
Uống rượu trước khi đi ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Lâu dài thể bị một số bệnh trúng độc, viêm dạ dày, viêm thần kinh và các bệnh về gan.
Khi rượu ảnh hưởng đến bộ não của bạn, bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy buồn ngủ. Nhưng hệ thống thần kinh của bạn có xu hướng bị áp lực, căng thẳng và vẫn hoạt động quá mức cho phép.
Ngủ sau khi uống rượu bia, nhịp tim sẽ nhanh hơn, mạnh hơn khiến cho cơ thể của bạn không được thư giãn, trong khi đáng lẽ ra lúc ngủ phải là thời gian mà toàn bộ cơ thể được thư giãn, các cơ quan được nghỉ ngơi, nhịp tim ổn định và nhịp nhàng.
Rượu ảnh hưởng đến giấc ngủ REM (giai đoạn giấc ngủ sâu), khiến bạn dễ dàng tỉnh giấc, giấc ngủ chập chờn, không sâu và có cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy. Bên cạnh đó, uống nhiều bia rượu sẽ khiến cơ thể mất nước, cảm giác khát sẽ khiến bạn khó ngủ.
Khi uống một lượng rượu từ trung bình đến nhiều vào buổi tối có thể gây hẹp đường hô hấp trên và gây nhiều đợt ngưng thở ngay cả ở những người chưa biểu lộ triệu chứng của chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ.