Nấm là loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam bởi chúng có giá trị dinh dưỡng rất cao, giúp phòng chống bệnh tật. Thời gian gần đây, nhiều người có xu hướng chọn thực vật giàu dinh dưỡng để thay thế các món ăn chế biến từ động vật như thịt chứa nhiều chất cấm gây hại. Do vậy nấm được nhiều bà nội chợ lựa chọn cho bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên, theo thông tin đăng tải trên báo Tuổi trẻ thì một số cơ sở chuyên đóng gói các loại thực phẩm khô cho biết, phần lớn loại đồ khô như nấm tuyết hay nấm đông cô... đều có xuất xứ từ Trung Quốc Nhiều cơ sở lấy sỉ hàng tại chợ này về đóng gói, ghi nhãn hàng đề tên cơ sở đóng gói, hoặc đề xuất xứ thành hàng Việt Nam rồi đưa vào siêu thị. Tại chợ Bình Tây, phụ trách bán hàng của sạp Phong Thành - chuyên kinh doanh thực phẩm khô - cho biết các loại nấm đông cô, nấm tuyết, táo tàu đều là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Không chỉ thế, nhiều doanh nghiệp còn sử dụng "chiêu" bỏ trống nguồn gốc, xuất xứ để người tiêu dùng... thích hiểu sao thì hiểu.
Thông tin trên báo Thanh Niên cho biết, bà Sáng (người hoa) - một tiểu thương tại khu chợ đầu mối Bình Tây (Q.6, TP.HCM) cho biết: “Hàng Việt Nam chỉ có nấm mèo là chủ yếu, các loại nấm khô còn lại là của Trung Quốc. Ai bán hàng của Nhật của Hàn đâu tui không biết, chợ này chỉ có nấm khô của Trung Quốc, cung cấp cho cả nước chứ đâu chỉ có Sài Gòn này”.
Theo một chuyên gia dinh dưỡng khác tại Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM cho biết, với các loại thực phẩm khô nếu đã không phơi sấy kỹ, bảo quản kém rất dễ bị nấm mốc mà mắt thường không thấy được. Ngoài việc mất chất dinh dưỡng, nếu ăn phải các loại nấm khô đã nhiễm nấm mốc, ký sinh trùng... rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm cấp về đường tiêu hóa nguy hiểm.
Còn TS Văn Thị Hạnh, chuyên gia công nghệ sinh học, một trong những nấm mốc đáng lo ngại nhất trong thực phẩm khô là độc tố aflatoxin, tác nhân dẫn đến bệnh ung thư. Các hàng khô trôi nổi không nhãn mác, không xuất xứ, không hạn sử dụng, rất khó kiểm soát được hàm lượng chất bảo quản cho phép sử dụng ở ngưỡng an toàn trong thực phẩm không. Hoặc chất không cho phép đưa vào thực phẩm vẫn được sử dụng để tăng lợi nhuận. Nếu nhà sản xuất bất chấp an toàn thực phẩm, mở rộng ngưỡng an toàn này, tăng hàm lượng chất bảo quản cho phép, sẽ nguy hại đến sức khỏe.
Nấm Trung Quốc vây kín chợ Việt. Nguồn: VTC