Vết bỏng xuất hiện phồng rộp gây đau rát, khó chịu và có nguy cơ nhiễm trùng
MỤC LỤC:
Khi nào vết bỏng bị phồng nước?
Phải làm gì khi vết bỏng bị phồng nước?
Vết bỏng bị phồng có nên chọc nước ra không?
Cách chữa vết bỏng bị phồng rộp
Khi nào vết bỏng bị phồng nước?
Bỏng có nhiều cấp độ và nhiều cách phân loại khác nhau.
Bỏng cấp độ 1 (bỏng nông):
- Chỉ tổn thương lớp biểu bì ngoài cùng của da.
- Triệu chứng: da đỏ, đau nhức, không phồng rộp.
- Thường lành trong 3-6 ngày mà không để lại sẹo.
Bỏng cấp độ 2 (bỏng nông):
- Tổn thương sâu hơn, liên quan đến lớp thượng bì.
- Triệu chứng: da sưng xuất hiện phồng nước, có thể có ổ loét, rất đau đớn.
- Cần 10-21 ngày để lành, có thể để lại sẹo.
Bỏng cấp độ 3 (bỏng sâu):
- Phá hủy toàn bộ lớp thượng bì.
- Triệu chứng: da khô, trắng hay đen, giảm đau do tổn thương dây thần kinh.
- Thường để lại sẹo rõ rệt, cần ghép da điều trị.
Bỏng cấp độ 4 (bỏng sâu):
- Tổn thương sâu, ảnh hưởng đến cơ, xương.
- Vết bỏng trắng, khô cứng, mất cảm giác đau.
- Đe dọa tính mạng, cần phẫu thuật cấp cứu.
Do vậy, vết bỏng xuất hiện phồng nước thường là bỏng độ 2. Các nốt phồng nước có thể bị vỡ, trợt, gây mất lớp màng bảo vệ trên da và có nguy cơ nhiễm trùng.
Bỏng độ 2 dây thần kinh vẫn hoạt động bình thường nên cảm giác đau vẫn còn khiến người bệnh cảm thấy đau rát, rất khó chịu.
Triệu chứng phồng nước thường xuất hiện trong bỏng độ 2
Phải làm gì khi vết bỏng bị phồng nước?
Vết bỏng bị phồng nước thường rất đau đớn và dễ bị nhiễm trùng. Vậy vết bỏng bị phồng nước phải làm sao?
Việc xử lý đúng cách rất quan trọng để giúp vết bỏng mau lành, hạn chế tổn thương và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
- Rửa sạch vết bỏng bằng nước sạch: Việc rửa sạch giúp loại bỏ các tác nhân gây hại có thể dính vào vết bỏng. Nên rửa nhẹ nhàng dưới dòng nước mát chảy, tránh chà xát mạnh.
- Không bôi các loại kem đánh răng, dầu gội đầu lên vết bỏng: Các chất này có thể gây kích ứng, nhiễm trùng da vết bỏng.
- Che phủ vết bỏng bằng băng vô trùng nếu phồng nước bị vỡ: Giúp bảo vệ vết bỏng khỏi bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập. Nên thay băng 1-2 lần/ngày để tránh băng dính vào da.
- Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần: Các loại thuốc như paracetamol, ibuprofen có thể giúp giảm đau nhức.
- Uống đủ nước, bù đắp chất điện giải bị mất qua mồ hôi, nước tiểu: Quá trình phục hồi vết bỏng cần rất nhiều nước và chất dinh dưỡng.
- Đến bệnh viện nếu vết bỏng rộng, sâu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng: Các vết bỏng nặng cần được điều trị y tế chuyên sâu để tránh biến chứng nguy hiểm.
Có thể sử dụng thuốc giảm đau khi triệu chứng đau nhiều
Vết bỏng bị phồng có nên chọc nước ra không?
Không nên tự ý chọc thủng hay làm vỡ các phồng rộp khi bị bỏng vì những lý do sau:
- Việc chọc thủng phồng rộp sẽ làm vết bỏng tiếp xúc trực tiếp với không khí, tăng nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua lớp da bị phá vỡ.
- Khi chọc thủng, dịch bên trong phồng rộp nếu bắn vào mắt có thể gây kích ứng, nhiễm trùng mắt.
- Quá trình chọc thủng còn gây đau đớn, gây hoảng sợ, khó chịu.
Do đó, khi bị bỏng dẫn đến phồng rộp, tốt nhất không nên chọc thủng chúng. Lớp dịch bên trong có tác dụng bảo vệ vết bỏng ban đầu. Hãy để các phồng rộp tự vỡ, đồng thời rửa sạch vết bỏng bằng nước sạch, bôi thuốc và băng lại để tránh nhiễm trùng. Chỉ khi nào dưới sự giám sát của bác sĩ, việc chọc thủng mới được thực hiện để lấy dịch làm xét nghiệm chẳng hạn.
Không tự ý chọc vết phồng nước vì làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
Cách chữa vết bỏng bị phồng rộp
Biện pháp dân gian
Có một số cách đơn giản, dễ áp dụng có thể giúp hỗ trợ điều trị vết bỏng bị phồng nước:
- Dùng nước vo gạo: Thấm nước lên vết bỏng giúp làm dịu vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Đắp lá chè xanh: Lá chè xanh có tính sát khuẩn cao, giúp kháng viêm và làm lành vết bỏng. Nghiền nát lá, đắp lên vết thương và thay 2-3 lần/ngày.
- Dùng dầu oliu hoặc dầu dừa: Thoa một lớp mỏng giúp dưỡng ẩm và phục hồi da bị tổn thương.
- Đắp nghệ tươi: Nghệ có tinh dầu giàu curcumin giúp kháng viêm và sát khuẩn hiệu quả.
Lưu ý, khi áp dụng các biện pháp trên cần đảm bảo vệ sinh, tránh bị nhiễm trùng.
Bôi kem thảo dược
Để thuận tiện và đảm bảo an toàn, người bị bỏng nên bôi kem thảo dược có tác dụng cải thiện vết bỏng, hạn chế nhiễm trùng, giúp da phục hồi nhanh chóng và hạn chế sự hình thành sẹo xấu.
Chọn lựa các sản phẩm từ thảo dược uy tín có bán tại các nhà thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng (ví dụ: Kem Nhất Nhất).
Trên đây là phần giải đáp thông tin làm gì khi vết bỏng bị phồng nước, bạn có thể tham khảo để áp dụng. Nếu vết bỏng quá nặng, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, xử trí kịp thời. Mong rằng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc có thể xử lý đúng cách khi gặp trường hợp vết bỏng bị phồng nước.
KEM NHẤT NHẤT
Thành phần:
Lá trầu không, Lá đào, Bạch chỉ, Lá lấu, Hoàng bá, Xoan trà, Trà xanh, Lô hội, Dầu vừng. Phụ liệu: Propylen glycol, methyl paraben, propyl paraben, parafin, cetyl alcohol, glycerol monostearate, polyethylene glycol stearate, nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.
|