Thứ sáu, 22/11/2024 | 20:08
RSS

Học nhanh một số cách điều trị vết bỏng nhẹ tại nhà

Thứ ba, 12/09/2023, 12:01 (GMT+7)

Bỏng là tai nạn thường gặp nhất, có thể do tiếp xúc với nhiệt, hơi nước… Có thể áp dụng một số cách điều trị vết bỏng nhẹ ngay tại nhà, để ngăn ngừa nhiễm trùng và sẹo.

Tìm hiểu một số cách điều trị vết bỏng nhẹ

Tìm hiểu về các cấp độ bỏng

Để tìm hiểu cách điều trị vết bỏng, trước hết cần hiểu về các cấp độ bỏng.

Các triệu chứng bỏng thường là da đỏ, sưng, đau và phồng rộp. Đối với vết bỏng nặng, có thể mất từ 1 đến 2 ngày các triệu chứng mới xuất hiện đầy đủ.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể giúp bạn xác định mức độ bỏng và xem có cần phải đến bệnh viện hay không. 

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương da, vết bỏng thường được phân loại như sau:

Bỏng cấp độ 1

Đây là loại bỏng nhẹ nhất, chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài của da được gọi là lớp biểu bì. Các triệu chứng có thể gồm đỏ và đau.

Bỏng cấp độ 2 

Vết bỏng này ảnh hưởng đến cả lớp biểu bì và lớp hạ bì (lớp da thứ hai). Nó có thể dẫn đến sưng tấy và da đỏ, trắng hoặc có đốm, phồng nước và rất đau. Vết bỏng sâu cấp độ hai có thể dẫn đến sẹo trên da.

Bỏng cấp độ 3

Vết bỏng lan xuống tận lớp mỡ bên dưới da. Các vùng bị bỏng có thể có màu đen, nâu hoặc trắng và da sần sùi. Bỏng độ 3 có thể phá hủy dây thần kinh, dẫn đến tê liệt.

Bỏng được phân thành 3 cấp độ

Cách điều trị vết bỏng thông thường 

Cách sơ cứu vết bỏng độ 1

Thông thường, bỏng cấp độ 1 được điều trị bằng các sản phẩm bôi ngoài da, chẳng hạn như kem bôi thảo dược, thuốc mỡ… 

Nếu bị đau thì có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen.

Cách điều trị bỏng cấp độ 2 

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng cấp độ 2, việc điều trị có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh, thuốc giảm đau, thay băng và kháng sinh toàn thân. 

Vết bỏng cấp độ 2 không bao phủ quá 10% bề mặt da thường có thể được điều trị ngoại trú.

Cách điều trị vết bỏng cấp độ 3

Nếu vết bỏng độ 3 bao phủ một vùng rộng lớn trên cơ thể, có thể dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch để ngăn ngừa nhiễm trùng. Dịch truyền tĩnh mạch cũng có thể được dùng để thay thế chất lỏng mà cơ thể bị mất do bị bỏng. 

Bỏng độ 3 đôi khi cần phải ghép da hoặc sử dụng da tổng hợp.

Lưu ý không nên làm vỡ vết phồng rộp do bỏng

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đối với vết bỏng nặng hoặc nghiêm trọng, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ cấp cứu, hãy tháo bỏ đồ trang sức hoặc quần áo bó sát khỏi vùng bị bỏng nếu có thể. Tốt nhất, cần loại bỏ phải nhanh chóng và nhẹ nhàng trước khi vùng bỏng sưng lên.

Đối với bất kỳ vết bỏng nào, hãy liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, các dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng tấy, chảy nước hoặc đau nhiều hơn), vết bỏng không lành trong vòng 2 tuần… 

Lưu ý không nên làm vỡ vết phồng rộp do bỏng, vì chúng chứa đầy chất lỏng giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Nếu vết phồng rộp tự vỡ, thì cần làm sạch vùng đó bằng xà phòng nhẹ và nước. Bạn có thể dán một miếng băng sạch, khô, lỏng để che vùng da đó nếu muốn.

Một số cách điều trị vết bỏng nhẹ tại nhà 

Làm mát

Điều đầu tiên cần làm là làm mát vùng bị bỏng. Hãy rửa vùng da bị bỏng dưới vòi nước mát hoặc chườm ướt, mát trong khoảng 5 phút. 

Chỉ nên rửa hoặc chườm bằng nước mát, không sử dụng nước lạnh hoặc đá. Nước mát sẽ giúp làm dịu cơn đau. 

Làm mát vết bỏng là bước đầu tiên cần làm

Nha đam

Nha đam có đặc tính làm dịu và làm mát, đã được sử dụng lâu dài để điều trị vết bỏng. Trên thực tế, nhiều thập kỷ trước, vào năm 1959, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt việc sử dụng thuốc mỡ có chứa nha đam như một loại thuốc không kê đơn để điều trị vết bỏng trên da.

Để làm dịu vết bỏng, bạn có thể tìm loại gel có chứa ít nhất 99% nha đam, rồi thoa 2 lần mỗi ngày. 

Vitamin E 

Việc bị bỏng sẽ gây ra stress oxy hóa cho cơ thể và có thể làm cạn kiệt vitamin E, đặc biệt nếu đó là vết bỏng nặng. 

Nghiên cứu được công bố năm 2022 cho thấy bổ sung vitamin E có thể ngăn ngừa, giảm nhẹ tác động của vết thương do bỏng nhiệt, nhiễm trùng. 

Có thể bôi vitamin E trên vết bỏng hoặc ăn các thực phẩm giàu vitamin E, uống viên bổ sung vitamin E. 

Bôi dầu

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 cho thấy dùng thuốc mỡ có chứa tinh dầu hoa oải hương giúp chữa lành vết thương trên da hiệu quả. Hít ngửi mùi hương tinh dầu oải hương cũng giúp làm giảm đau và lo lắng của người bị bỏng. 

Để giảm đau vết bỏng và chữa lành vết thương, hãy trộn 3-5 giọt tinh dầu oải hương với ½ thìa dầu dừa và thoa hỗn hợp lên vùng da bị bỏng. Bạn có thể sử dụng ngón tay hoặc một miếng bông sạch để thoa hỗn hợp. 

Bôi kem thảo dược 

Có một số loại thảo dược giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành như lá trầu không, lá đào, bạch chỉ, lá lấu, hoàng bá, xoan trà, trà xanh, lô hội… 

Từ các thảo dược này, các chuyên gia nghiên cứu sản xuất của Dược phẩm Nhất Nhất đã bào chế thành công loại kem bôi thảo dược. 

Kem bôi thảo dược giúp làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng, chóng lên da non, tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.

Kem bôi thảo dược có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. 

Kem Nhất Nhất

Thành phần: Lá trầu không, Lá đào, Bạch chỉ, Lá lấu, Hoàng bá, Xoan trà, Trà xanh, Lô hội, Dầu vừng. Phụ liệu: Propylen glycol, methyl paraben, propyl paraben, parafin, cetyl alcohol, glycerol monostearate, polyethylene glycol stearate, nước tinh khiết vừa đủ.

Công dụng
Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt

 

Anh Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại