Thứ năm, 21/11/2024 | 20:27
RSS

Cẩm nang cho mẹ khi bé bị sốt vi rút: Cách điều trị và chăm sóc trẻ

Thứ hai, 23/11/2020, 08:40 (GMT+7)

Bé bị sốt vi rút khiến cho các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng, nhất là ở trẻ sơ sinh. Tìm hiểu phương pháp điều trị và chăm sóc đúng cách cho trẻ nhanh chóng hạ sốt.

bé bị sốt vi rút

Trẻ sốt vi rút thường tăng thân nhiệt lên rất cao

Bé bị sốt vi rút có dấu hiệu gì?

Sốt vi rút là chỉ nhóm bệnh nhiễm trùng do vi rút gây ra. Dấu hiệu đặc trưng là sốt cao, nóng rát ở mắt, đau đầu, đau nhức cơ thể và có thể gây buồn nôn và nôn mửa.

Sốt vi rút thường gặp ở trẻ em và người già bởi đây là đối tượng có hệ miễn dịch yếu. Nên nhớ sốt không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng của nguyên nhân gây bệnh – nhiễm vi rút.

Nhiễm vi rút có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như: ruột, phổi, phế quản,... Sốt cũng xảy ra khi bị nhiễm trùng. Sốt cao là biểu hiện hệ miễn dịch đang được kích hoạt để chống lại các vi rút xâm nhập, tăng thân nhiệt để ngăn ngừa vi rút hoạt động và tiêu diệt chúng.

Nhiều gia đình có xu hướng tự dùng thuốc khi bé bị sốt vi rút. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ không dùng thuốc kháng sinh khi trẻ sốt vi rút. Bởi kháng sinh không có khả năng tiêu diệt vi rút. Chúng chỉ tiêu diệt được vi khuẩn có hại. Nếu uống kháng sinh khi chưa cần thiết có thể làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, giết chết các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Nếu bé bị sốt vi rút cao trên 39,5°C và không có dấu hiệu giảm bớt, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đi khám để được điều trị phù hợp.

Nguyên nhân khiến cho bé bị sốt vi rút

bé bị sốt vi rút
Sốt vi rút dễ lây truyền từ người này sang người khác

Sốt vi rút lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người nhiễm bệnh. Khi người bệnh hắt hơi, ho, xì mùi thì chất lỏng từ cơ thể bắn ra ngoài có thể khiến trẻ nhỏ hít phải. Khi vi rút xâm nhập vào cơ thể sẽ mất 16 - 48 giờ chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng hoành hành kèm theo sốt.

Khi nhiễm vi rút, cơ thể sẽ tăng nhiệt độ, dẫn đến sốt cao, ớn lạnh, đau đầu, đau người và vô cùng mệt mỏi.

Một số chủng vi rút nghiêm trọng gây xuất huyết có thể lây lan qua muỗi, bọ ve đốt hoặc do tiếp xúc với máu và dịch của người bệnh. 

Khi nào trẻ bị sốt vi rút cần đi khám?

Trẻ bị sốt không nhất thiết phải đi khám. Tuy nhiên, với một số trường hợp sau bạn nên đưa bé tới ngay phòng khám hoặc bệnh viện gần nhất.

Đối với trẻ sơ sinh

Sốt không rõ nguyên nhân rất đáng lo ngại ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế cần gọi cho bác sĩ nếu:
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi: có nhiệt độ đo trực tràng từ 38°C trở lên
  • Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi: có nhiệt độ đo trực tràng cao hơn 38,9°C và có vẻ cáu kỉnh bất thường, hôn mê và khó chịu.
  • Trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi: Có nhiệt độ trực tràng trên 38,9°C, cơn sốt kéo dài hơn 1 ngày.

Đối với trẻ nhỏ

bé bị sốt vi rút

Sốt vi rút ở trẻ kéo dài 3 ngày thì cần đi gặp bác sĩ

Không cần phải đưa trẻ đi khám nếu như bé sốt mà vẫn có phản ứng giao tiếp bằng mắt với người khác. Tuy nhiên, mẹ nên gọi cho bác sĩ nếu như trẻ:

  • Cáu kỉnh hoặc thờ ơ, nôn mửa liên tục, đau đầu dữ dội, đau bụng hoặc có bất kỳ biểu hiện nào khác gây khó chịu.
  • Sốt cao kéo dài hơn 3 ngày
  • Trông bơ phờ và giao tiếp bằng mắt kém.

Điều trị sốt vi rút ở trẻ em

Đối với các cơn sốt dưới 38°C thường bác sĩ không khuyến cáo cần dùng thuốc để hạ nhiệt cho trẻ. Bởi cơn sốt nhẹ có thể có lợi trong việc ngăn ngừa vi rút nhân lên và gây bệnh.

Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5°C thì bác sĩ có thể khuyến nghị dùng một số loại thuốc không kê đơn chứa các thành phần:

  • Paracetamil hay Acetaminophen (Efferagal, Tylenol, Hapacol,...)
  • Ibuprofen (Advil, Motrin IB,...)
Tuy nhiên, mẹ nên nhớ sử dụng thuốc hạ sốt chứa acetaminophen sẽ an toàn hơn nên được ưu tiên sử dụng. Thuốc hạ sốt chứa ibuprofen có thể gây giảm tiểu cầu và kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì thế, chỉ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt chứa ibuprofen nếu như được bác sĩ chỉ định.

Các loại thuốc hạ sốt cần dùng đúng theo hướng dẫn sử dụng hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ. Hãy cẩn trọng tránh gây quá liều. Sử dụng liều cao acetaminophen hoặc ibuprofen trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan hoặc thận. Quá liều cấp tính có thể gây tử vong. Nếu con bạn sốt cao không hạ kể cả đã dùng một liều thuốc hạ sốt đừng cho trẻ uống thêm mà nên đưa đi gặp bác sĩ.

Phương pháp chăm sóc cho bé bị sốt vi rút tại nhà

Bù nước cho trẻ

bé bị sốt vi rút
Sốt vi rút nên cho trẻ ăn cháo, súp và nhiều chất lỏng để bù nước

Sốt vi rút khiến cho cơ thể trẻ nóng hơn bình thường rất nhiều. Vì thế cơ thể cần ra nhiều mồ hôi để hạ nhiệt, nên dễ bị mất nước.

Vì thế cần cố gắng cho trẻ uống nước càng nhiều càng tốt để bổ sung chất lỏng. Có thể cho trẻ uống:
  • Nước ép hoa quả
  • Sữa ấm
  • Súp
  • Trà khử caffein

Trẻ nhỏ cũng có thể uống thêm nước điện giải để bù nước.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Sốt vi rút là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang làm việc chăm chỉ để chống lại nhiễm trùng. Giảm bớt mệt mỏi bằng cách hãy để cho trẻ nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. 

Sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ 

Miếng dán hạ sốt chứa chất làm mát nên giữa các đợt uống thuốc hạ sốt, nếu như trẻ vẫn nóng đầu thì nên dán cho bé. Có thể dán miếng dán hạ sốt vào trán, cổ tay và cổ chân của trẻ để hạ sốt.

Miếng dán hạ sốt Sakura – Hạ sốt an toàn cho bé, an tâm cho mẹ

Miếng dán hạ sốt Sakura có thành phần Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên. Dùng Sakura giúp hạ nhiệt, giảm sốt, giảm đau theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể gây khuếch tán ra ngoài. 

Khi trẻ sốt vi rút với thân nhiệt chưa tới 38,5°C, mẹ có thể dùng Sakura giúp cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

Hướng dẫn mẹ cách dùng miếng dán hạ sốt Sakura: Gỡ tấm film khỏi miếng dán, dán mặt dính lên: trán, nách, bẹn khi trẻ bị sốt.

Miếng dán hạ sốt Sakura đã có bán tại các nhà thuốc

bé bị sốt vi rútCho cảm giác mát lạnh, làm dịu ngay cơn sốt

Làm mát trong suốt 10 tiếng sử dụng, không gây dị ứng hại da, an toàn khi sử dụng, dính tốt và dễ gỡ bỏ

SẢN PHẨM NÀY KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC - NẾU SỐT KÉO DÀI HÃY ĐẾN BÁC SỸ

Tổng đài tư vấn: 1800 6689 (Miễn phí)

Số Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế: 22/2013/BYT-TB-CT

 
Đào Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN