Thứ sáu, 22/11/2024 | 21:59
RSS

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản nhất

Chủ nhật, 12/05/2024, 12:41 (GMT+7)

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn non yếu nên rất dễ sổ mũi mỗi khi thay đổi thời tiết. Tìm hiểu cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà để giúp cha mẹ chủ động trong việc chăm sóc con.

Tìm hiểu cách trị sổ mũi cho trẻ tại nhà

MỤC LỤC:
Sổ mũi ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Sổ mũi ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến

Niêm mạc trong hốc mũi được bao phủ bằng một lớp dịch nhầy. Chức năng của lớp dịch nhầy này là giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn và bảo vệ mũi.

Khi thời tiết thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, nhất là khi giao mùa sẽ kích thích lớp biểu mô này sản xuất dịch nhiều hơn dẫn đến tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi ở trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh sức đề kháng kém, rất dễ bị các vi khuẩn, virus tấn công gây ra tình trạng viêm mũi họng.

Sự tấn công của virus, vi khuẩn là tác nhân khiến bé bị sổ mũi

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Sổ mũi là hiện tượng dễ gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân thường là do:

  • Không khí khô: Niêm mạc mũi của trẻ tương đối mỏng và nhạy cảm, nếu không khí khô sẽ khiến cho chất tiết bên trong mũi của trẻ cũng khô lại. Cơ thể trẻ phản ứng lại với tình trạng này bằng cách tăng tiết dịch mũi xoang, lúc này trẻ sẽ có biểu hiện khụt khịt, sổ mũi.
  • Chất gây dị ứng: Các chất gây dị ứng tồn tại trong môi trường sống như: bụi vải, lông động vật, nấm mốc, phấn hoa, gió, bụi, khói thuốc... có thể tấn công niêm mạc mũi của trẻ và gây kích ứng khiến trẻ bị hắt hơi, sổ nước mũi trong.
  • Cảm lạnh và cảm cúm: Đây là những bệnh lý mà trẻ sơ sinh rất dễ mắc vì sức đề kháng của trẻ còn non yếu. Khi bị cảm cúm, cảm lạnh, ngoài sổ mũi, trẻ thường kèm theo ngạt mũi, sốt, ho, đau họng...
  • Sưng Amidan hoặc VA: Đối với hệ hô hấp trên, hai bộ phận này có nhiệm vụ “bắt giữ” tác nhân lạ xâm nhập vào vùng mũi họng và sản sinh ra kháng thể để chống lại chúng. Khi Amidan hoặc VA bị viêm sưng sẽ khiến trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi, khó thở, sốt cao...
  • Viêm mũi dị ứng: Bệnh viêm mũi dị ứng có thể khiến trẻ bị sổ mũi, hắt hơi, ngứa mắt, ngứa mũi, chảy nước mắt... Bệnh thường xảy ra sau khi trẻ có sự tiếp xúc với chất gây dị ứng. Triệu chứng của bệnh tương đối giống với cảm cúm và cảm lạnh nên cha mẹ dễ bị nhầm lẫn.
  • Viêm xoang: Khi bị viêm xoang trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng: sổ mũi kéo dài, hắt hơi, chảy nước mũi, đau nhức vùng xoang viêm... Tùy theo mức độ bệnh mà dịch mũi của trẻ có thể trong hoặc chuyển sang dạng đặc, màu vàng hoặc xanh.
  • Lệch vách ngăn mũi: Vách ngăn mũi chính là phần ngăn cách hai bên mũi, nếu vách ngăn nghiêng quá nhiều về một bên có thể khiến cho bên này bị tắc nghẽn. Nguyên nhân gây lệch vách ngăn mũi thường là do chấn thương hoặc yếu tố bẩm sinh.

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Việc điều trị sổ mũi ở trẻ em quan trọng nhất là cần can thiệp sớm ngay từ khi có những dấu hiệu ban đầu để bệnh không tiến triển nặng hơn.

Vậy trẻ bị sổ mũi phải làm sao?

Nhỏ nước muối sinh lý

Nếu nước mũi của trẻ chảy ra có màu trắng trong, phụ huynh chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% mỗi ngày 4 - 5 lần, mỗi bên mũi 2 - 3 giọt.

Khi nước mũi của bé chuyển sang màu vàng xanh, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng để được chẩn đoán và điều trị bệnh.

Hướng dẫn nhỏ mũi cho trẻ:

  • Trước khi nhỏ mũi, ngâm lọ nước muối vào nước ấm.
  • Để bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau sao cho đầu thấp hơn chân.
  • Nhỏ nước muối sinh lý đã được làm ấm vào từng bên mũi. Với trẻ dưới 1 tuổi chỉ nhỏ 2 - 3 giọt.
  • Đợi khoảng 30 giây để nước muối thấm vào làm loãng chất nhầy bên trong hốc mũi.

Rửa mũi làm sạch hốc mũi

Phụ huynh dùng bóng hút để hút dịch nhầy bên trong hốc mũi của bé. Thực hiện thủ thuật này bằng cách bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong lỗ mũi, dùng tay bịt mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra. Khi đó, dịch nhầy trong hốc mũi sẽ được hút vào bóng hút.

Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ mỗi ngày 2 - 3 lần hoặc có thể hơn tùy vào mức độ sổ mũi ở trẻ, cho tới khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi, sổ mũi.

Ngoài ra, bố mẹ có thể sử dụng các dụng cụ hút mũi chuyên biệt, phù hợp với trẻ sơ sinh.

Dùng bóng hút giúp làm sạch dịch nhầy trong mũi trẻ

Day huyệt Nghinh hương

Huyệt Nghinh hương nằm ngay 2 bên cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng 1 cm, có tác dụng thông tỵ khiếu, tán phong nhiệt, thanh hỏa khí giúp trị viêm mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi,...

Khi trẻ bị tắc mũi, chảy nước mũi, sổ mũi phụ huynh nên dùng đầu ngón tay trỏ day bấm huyệt Nghinh hương ở 2 bên mũi trong vòng 1 - 2 phút. Bố mẹ chú ý không nên dùng lực quá mạnh. Mỗi ngày người mẹ có thể thực hiện day huyệt Nghinh hương của trẻ 5 - 7 lần tùy theo mức độ bệnh.

Massage tinh dầu

Bố mẹ xoa một chút tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân của bé (huyệt dũng tuyền) massage nhẹ nhàng 2 - 3 phút. Ngoài ra, bố mẹ có thể xoa tinh dầu dọc sống lưng và ngực trẻ để giúp giữ ấm cơ thể cho bé.

Tắm nước thảo dược

Bố mẹ nên tắm cho bé bằng nước thảo dược (gừng, quế, hoắc hương, kinh giới, tràm trà…) giúp đầy lùi phong hàn, khí lạnh, làm ấm phổi và cơ thể bé.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước, tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất, rau xanh và hoa quả tươi cùng sữa, súp hoặc các loại thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa.

Kê cao đầu khi ngủ

Bố mẹ có thể cho bé nằm cao đầu khi ngủ để ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi. Thay vào đó, nước mũi chảy ra ngoài, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và ngủ ngon hơn.

Dùng dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ

Ngoài các cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà như vừa tham khảo ở trên, cha mẹ cũng nên vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng có chứa muối, nước khoáng chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Zn… với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc mũi.

Dung dịch vệ sinh mũi dạng xịt giúp xịt tia sương nhẹ vào hốc mũi của trẻ, giúp hỗ trợ làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.

Dung dịch vệ sinh mũi (ví dụ như Zenko) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, phụ huynh có thể tham khảo sử dụng cho con.

DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO

Thành phần: 
Người lớn: Dung dịch vệ sinh mũi Zenko chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn,…), hương chanh tự nhiên, với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc.
Trẻ em: Dung dịch vệ sinh mũi Zenko chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn,…), hương cam tự nhiên, với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc.
 
Đối tượng sử dụng:
• Người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, thay đổi thời tiết, không khí khô lạnh, để ngăn ngừa viêm mũi xoang, nghẹt mũi, sổ mũi, khô rát mũi, họng.
• Người bị nghẹt mũi, sổ mũi, khô rát mũi, họng do viêm mũi xoang cấp, mạn tính, viêm đường hô hấp trên, cảm cúm để giảm các triệu chứng trên.
• Có thể dùng lâu dài, an toàn. Dùng được cho phụ nữ có thai, cho con bú.

 

BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại