Nguyên liệu và dụng cụ nhặt rau
1 mớ rau mồng tơi
Rổ đựng rau
Chậu rửa rau
Nước muối loãng (nước vo gạo)
Thớt
Dao
Bước 1: Nhặt phần lá rau
Đầu tiên, bạn nhặt rau mồng tơi bằng cách lấy phần lá từ gốc lên ngọn trong lúc nhặt rau nhớ chú ý phần nào sâu, già, vàng úa thì không nhặt. Ngoài ra, nếu bạn nhặt rau để nấu canh thì nên nhặt sát phần cuống để khi ăn không bị sượng và ngon hơn. Đối với những loại rau dùng để nấu canh, tốt nhất là nhặt sát phần cuống để đảm bảo rau không bị sượng khi ăn mà vẫn giữ được hương vị ngon nhất.
Bước 2: Nhặt phần thân
Đối với loại rau mồng tơi, thông thường người ta chỉ nhặt phần lá không nhặt phần thân để ăn Tuy nhiên, nếu bạn muốn chế biến món xào thì có thể nhặt thêm phần ngọn để tạo độ giòn cho món ăn.
Bước 3: Rửa rau
Rau mồng tơi sau khi đã nhặt lá, nhặt ngọn non, xử lí những lá héo úa, sâu bệnh,… Việc tiếp theo bạn phải làm đó chính là rửa sạch rau mồng tơi
Để rau mồng tơi luôn tươi ngon, loại bỏ bụi bẩn, hóa chất độc hại trong quá trình gieo trồng, bạn hãy ngâm lá và ngọn rau mồng tới với nước muối pha loãng (hoặc nước vo gạo) trong 10 phút
Rau mồng tơi ngâm xong, bạn vớt rau lên và xả dưới vòi nước chảy nhẹ. Đặt rau trong rổ và vẫy nhẹ nhàng đến khi ráo nước. Bên cạnh đó, bạn không nên rửa rau mồng tơi trực tiếp dưới vòi nước, vì điều này có thể làm mất đi độ giòn của rau và làm cho món ăn không còn ngon.
Bước 4: Cắt nhỏ rau
Cuối cùng, bạn đặt rau mồng tơi đã được làm sạch lên thớt và tiến hành thái nhỏ, cắt to hoặc để nguyên rau mồng tơi để chế biến tùy vào sở thích của gia đình bạn