Chủ nhật, 24/11/2024 | 05:35
RSS

Cách điều trị không dùng thuốc khi bị cúm 3 tháng đầu mang thai

Thứ sáu, 09/08/2024, 12:02 (GMT+7)

Bị cúm 3 tháng đầu mang thai có thể khiến mẹ bầu khó chịu, lo lắng, bất an. Nếu không dùng thuốc, phải làm gì để giảm các triệu chứng do cúm gây ra?

Giúp mẹ bầu đối phó với cúm 3 tháng đầu mang thai

MỤC LỤC
Tổng quan về cúm khi mang thai
Cúm 3 tháng đầu mang thai có nguy hiểm không?
Làm gì khi bị cúm trong 3 tháng đầu mang thai

Tổng quan về cúm khi mang thai 

Cảm cúm là điều mà tất cả các mẹ bầu đều không mong muốn, vì bệnh có thể gây hại tới thai nhi đặc biệt là cúm 3 tháng đầu mang thai. 

Cúm là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến, với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho.

Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy), đặc biệt ở trẻ em, phụ nữ có thai và người già. 

Nguyên nhân gây bệnh là do virus cúm gây bệnh trên đường hô hấp của người. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày.

Tuy nhiên trong một vài trường hợp, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vì sao mẹ bầu thường hay bị cúm?

So với người bình thường, phụ nữ có thai đặc biệt nhạy cảm và dễ dàng mắc phải cúm hơn. 

Quá trình mang thai ức chế hoạt động của hệ miễn dịch nhằm đảm bảo thích nghi với sự tồn tại của thai nhi trong bụng mẹ.

Thời điểm này, virus cúm dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể cùng với thời tiết thất thường khiến mẹ không thích nghi kịp.

Mẹ bầu thường có nguy cơ cao mắc bệnh cúm

Triệu chứng cúm 3 tháng đầu mang thai

Thông thường, khi bị cúm, phụ nữ mang thai thường có các triệu chứng sau:

  • Đau đầu
  • Đau họng
  • Sổ mũi hoặc nghẹt mũi
  • Ho
  • Khó thở
  • Tiêu chảy hoặc nôn mửa
  • Sốt đột ngột hoặc ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Ăn uống không ngon miệng

Cúm trong 3 tháng đầu có thể khiến cho tình trạng nôn nghén của mẹ trở nên trầm trọng hơn.

Nó có thể khiến mẹ trở nên chán ăn, không đủ dinh dưỡng, suy nhược và nhiều tình trạng sức khỏe khác.

Các triệu chứng cúm ở mẹ bầu có thể nặng hơn bình thường

Cúm 3 tháng đầu mang thai có nguy hiểm không?

Khác với cảm lạnh, cúm khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ có thể gây ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và thai nhi.

Ảnh hưởng tới mẹ 

Tỷ lệ gặp phải các biến chứng do cúm khi mang thai cao hơn đáng kể do những thay đổi về chức năng miễn dịch, hoạt động tim và phổi của mẹ trong thai kỳ.

Đặc biệt trong ba tháng đầu, cúm có thể dẫn tới các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như: viêm phổi; nhiễm trùng tai giữa; nhiễm trùng máu; sốc nhiễm trùng; viêm não và viêm màng não...

Bên cạnh đó, bị cúm có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và nhiều biến cố thai kỳ khác.

Ảnh hưởng đến thai nhi 

Đối với sự phát triển của thai nhi, ba tháng đầu là giai đoạn cực kỳ quan trọng và nhạy cảm.

Mẹ bị cúm có thể dẫn tới tăng nguy cơ dị tật thần kinh bẩm sinh, mặc dù nguy cơ tổng thể là tương đối thấp. 

Làm gì khi bị cúm 3 tháng đầu mang thai?

Nếu mẹ bầu không may bị cúm, cách tốt nhất là đi thăm khám ngay để được điều trị và theo dõi bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm.

Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc mà không có chỉ định.

Một số các biện pháp giúp cải thiện triệu chứng tại nhà an toàn mà mẹ có thể áp dụng như:

Bù nước và điện giải

Sốt có thể khiến mẹ bị mất nước và điện giải. Trong suốt thai kỳ, cơ thể mẹ đòi hỏi nhiều nước và điện giải cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Do vậy, bổ sung dung dịch bù điện giải là một trong những điều vô cùng quan trọng khi bị cúm trong thai kỳ.

Ngoài ra việc uống nhiều nước giúp làm loãng dịch nhầy và dễ dàng loại bỏ ra khỏi đường hô hấp.

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ

Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là yếu tố cần thiết đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và cung cấp các chất cần thiết cho sự phát triển của con.

Không chỉ cơ thể mẹ cần dinh dưỡng để “tiêu diệt” virus và phục hồi, mà dinh dưỡng còn cần thiết với sự phát triển của thai nhi.

Vệ sinh mũi và cổ họng

Nên thường xuyên vệ sinh mũi và cổ họng với nước muối sinh lý hoặc các sản phẩm vệ sinh tai mũi họng dành cho bà bầu.

Việc này giúp loại bỏ bụi bẩn, rửa trôi dịch nhầy, hỗ trợ thông thoáng đường thở và giúp mẹ khỏi bệnh nhanh hơn.

Chườm khăn ấm hoặc miếng dán hạ sốt

Trong trường hợp bị sốt nhẹ, mẹ có thể áp dụng các biện pháp giúp hạ nhiệt như chườm khăn ấm và ẩm lên trán hoặc dùng miếng dán hạ sốt.

Miếng dán hạ sốt thành phần có Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên, giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, say nắng theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể rồi khuếch tán ra ngoài. Miếng dán hạ sốt giúp hạ nhiệt, hạ sốt, ngăn ngừa co giật do sốt cao.

Miếng dán hạ sốt có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.

Tuy nhiên, cần lưu ý, trong trường hợp bị sốt cao kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp. 

Miếng dán hạ sốt Sakura 

Thành phần:
Carbomer, EDTA, Glycerin, Natri polyacrylate, Menthol, Acid tartatic, Nước tinh khiết, Chất tạo màu.
Cơ chế tác dụng:
Miếng dán hạ sốt Sakura Nhất Nhất, thành phần có Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên, giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, say nắng theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể rồi khuếch tán ra ngoài.
Công dụng:
Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau đầu, đau cơ bắp, giảm say nắng, ngăn ngừa co giật do sốt cao. Miếng dán hạ sốt Sakura dùng được cho cả người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh.
Hướng dẫn sử dụng:
- Gỡ tấm film ra khỏi miếng dán, dán mặt dính lên vùng da khô sạch nơi muốn làm mát hoặc giảm đau như: trán, bẹn, nách, vai, lưng...
- Có thể cắt nhỏ miếng dán theo kích thước cần dùng. Có thể tăng công dụng của miếng dán bằng cách dán nhiều miếng ở nhiều vị trí khác nhau cùng lúc.
- Có thể cho nguyên túi chưa mở vào ngăn mát của tủ lạnh trước khi dùng để tăng hiệu quả làm lạnh của miếng dán. Miếng dán hạ sốt có hiệu quả làm mát liên tục trong 10 giờ.
- Mỗi miếng dán chỉ sử dụng một lần. Khi mở túi, miếng dán phải được dùng ngay.
Không dán miếng dán lên mắt, niêm mạc, vùng da bị tổn thương.
Khi dùng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh phải có sự giám sát của người lớn.
Cảnh báo và thận trọng:
Sản phẩm không phải là thuốc, nếu sốt kéo dài hãy đến bác sỹ.
Quy cách đóng gói:
Hộp 1 túi x 2 miếng dán, 1 túi x 6 miếng dán và tờ hướng dẫn sử dụng.
Bảo quản:
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại