Thứ hai, 02/12/2024 | 23:16
RSS

Các biện pháp điều trị viêm họng không dùng thuốc

Thứ ba, 07/04/2020, 10:35 (GMT+7)

Viêm họng là tình trạng đau, rát và khó chịu ở cổ họng, đặc biệt đau hơn khi bạn nuốt. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là virus, chiếm tới 60-80%. Để điều trị viêm họng không dùng thuốc, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp hỗ trợ tại nhà.

Sự kiện:
viêm họng

Bất kể nguyên nhân gây viêm họng và vi khuẩn hay virus, bạn đều có thể lựa chọn các biện pháp điều trị viêm họng tại nhà. Những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện này có thể giúp bạn giảm nhẹ triệu chứng.

Nghỉ ngơi

Hãy ngủ đủ giấc trong những ngày này. Điều này giúp cơ thể phục hồi tốt hơn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, nằm nghỉ ngơi trên một mặt phẳng có thể làm cho họng sưng hơn do tăng áp lực lên vùng phía sau của họng. Thay vì nằm ngửa không gối đầu, bạn có thể áp dụng biện pháp nâng cao đầu giường, kê gối hoặc ngồi dựa lưng để giảm đau và giảm khó chịu

Đồng thời với sự nghỉ ngơi toàn cơ thể, bạn cũng cần cho cổ họng nghỉ ngơi bằng cách giảm nói chuyện, hát hay bất kỳ hình thức luyện âm nào khác.

Uống nhiều nước

Uống nước giúp giữ ẩm cho cổ họng và ngăn ngừa tình trạng mất nước. Bên cạnh đó, bạn cần tránh uống café và rượu, bởi những đồ uống này khiến cơ thể mất nước hơn.

điều trị viêm họng
Nghỉ ngơi và uống nhiều nước giúp thúc đẩy quá trình phục hồi

Lựa chọn đồ ăn, đồ uống giúp làm nhẹ triệu chứng

Nước ấm giúp bạn dịu cơn đau và cảm giác khó chịu ở họng của bạn. Ngoài ra, trà ấm không chứa caffein hoặc nước ấm pha mật ong có thể giúp dịu cổ họng và rút ngắn thời gian bị bệnh bởi mật ong vừa có tác dụng giảm ho vừa có tác dụng sát khuẩn và thúc đẩy quá trình liền vết thương.

Súc họng bằng nước muối

Súc họng bằng nước muối là một trong những cách hỗ trợ điều trị viêm họng không dùng thuốc hiệu quả. Nước muối vừa có tác dụng sát khuẩn cổ họng vừa làm giảm sưng niêm mạc họng. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý đóng chai hoặc tự pha bằng cách dùng ½ thìa muối pha với 1 cốc nước ấm (240ml). Súc miệng trong 1 – 2 phút và nhổ ra (không nuốt). Nên áp dụng mỗi 3 tiếng một lần.

Súc miệng bằng nước soda (NaHCO3)

Tương tự nước muối, bạn cũng có thể áp dụng cách pha, nồng độ tương tự với bột soda (NaHCO3). Soda có tác dụng làm dịu niêm mạc họng, đồng thời, làm loãng đờm và giúp giảm kích ứng họng do trào ngược dạ dày thực quản.

điều trị viêm họng
Súc miệng bằng nước muối hoặc soda có tác dụng sát khuẩn và loãng đờm

Làm ẩm không khí

Bạn có thể sử dụng máy làm ẩm không khí. Máy sẽ giúp làm ẩm mũi họng, từ đó làm dịu triệu chứng đau họng. Bạn cần lưu ý vệ sinh máy thường xuyên để tránh nấm, mốc và vi khuẩn bám vào máy. Ngoài ra, bạn có thể xông mũi họng bằng hơi nước ấm

Sử dụng viêm ngậm

Sử dụng những viêm ngậm có tính sát khuẩn hoặc gây tê nhẹ có thể giúp giảm triệu chứng đau họng của bạn. Tuy nhiên, không nên áp dụng biện pháp này với trẻ dưới 4 tuổi do nguy cơ gây nghẹn và nghẹt thở ở trẻ

Tránh những yếu tố kích thích

  • Khói thuốc hoặc các sản phẩm xịt côn trùng trong nhà có thể làm kích ứng cổ họng bạn, làm tăng triệu chứng khó chịu hoặc thậm chí gây khởi phát ho. Do đó, hãy đàm bảo nhà bạn không có những yếu tố này
  • Đồ ăn chua cay: những thực phẩm này có thể gây trào ngược dạ dày thực quản, khiến cho tình trạng viêm họng của bạn có thể trầm trọng thêm
  • Nằm ngay sau khi ăn: Việc này làm chậm quá trình thức ăn xuống tới đường tiêu hóa dưới. Đặc biệt, nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản, thức ăn kèm axit dạ dày có thể trào lên làm tổn thương niêm mạc họng và trầm trọng thêm tình trạng viêm họng

điều trị viêm họng
Cần tránh đồ ăn chua, cay và các chất gây kích ứng khác khi bị viêm họng

Điều trị viêm họng bằng thảo dược

Các vị dược liệu với đặc tính thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng từ lâu đã được lựa chọn trong các trường hợp viêm họng do nhiều nguyên nhân. 

Để không phải dùng thuốc Tây, người bệnh có thể dùng thuốc Đông y thế hệ 2 có nguồn gốc thảo dược như Kachita để điều trị viêm họng. Những dược liệu quý của Đông y không những giúp giảm nhẹ triệu chứng mà còn có tác dụng điều trị từ nguyên nhân gây bệnh, do đó thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể. Do vậy, bệnh sẽ ít hoặc không tái phát, không gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của người bệnh. 

 

Phạm Hảo
Theo Đời sống Plus/GĐVN