Chính phủ Nga vẫn khẳng định không có chuyện chuyển bí mật tên lửa cho Triều Tiên. Tuy nhiên, Moscow không thể bác bỏ các thiết kế của Liên Xô có lẽ đã trở thành khuôn mẫu cho hàng loạt tên lửa đạn đạo tầm trung mà Triều Tiên sản xuất và thử trong hai thập niên qua.
Sau hàng loạt vụ thử thất bại, khoảng bốn năm gần đây Triều Tiên đạt được nhiều tiến bộ đáng ngạc nhiên về kỹ thuật. Triều Tiên có thể dùng tên lửa đẩy phóng vệ tinh vào quỹ đạo, thử thành công tên lửa phóng từ tàu ngầm, tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn
Công cuộc nghiên cứu của chương trình tên lửa Triều Tiên cuối cùng đã ca khúc khải hoàn vào ngày 4/7. Triều Tiên lần đầu tiên thử tên lửa ICBM Hwasong-14 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, bay xa hơn 5.400 km và tầm bắn tối đa đến 6.700 km.
Hwasong-14 là phiên bản cập nhật của Hwasong-12. Bốn tháng trước vụ thử lịch sử, Triều Tiên đã làm cả thế giới choáng váng với màn phô diễn sức mạnh, hé lộ mẫu động cơ được dùng cho Hwasong-14. Nhiều chuyên gia Mỹ đã nhận thấy động cơ tên lửa này rõ ràng mang dáng dấp mẫu động cơ cũ của Liên Xô.
Chuyên gia vũ khí Michael Elleman, cựu cố vấn Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết ông sốc vì nhận thấy có sự giống nhau kinh ngạc giữa động cơ tên lửa Triều Tiên thử hồi tháng 3 với động cơ ông nhìn thấy ở Liên Xô cuối Chiến tranh lạnh.
Sau khi nghiên cứu kỹ, ông Elleman và một số chuyên gia khác cho biết phát hiện rất nhiều chi tiết trong động cơ tên lửa của Triều Tiên tương tự động cơ tên lửa RD-250 được Liên Xô sản xuất thập niên 1960.
Không chỉ vậy, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới của Triều Tiên được cho là có một bộ phận bí mật có thể khiến các hệ thống phòng thủ Mỹ trở nên vô dụng.
Một tên lửa mang nhiều đầu đạn có thể tạo ra mối đe dọa lớn hơn nhiều cho mục tiêu bị nhắm tới, đồng thời tạo ra thách thức phức tạp hơn cho các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Theo ông Schmerler, không có “dấu hiệu” cho thấy Triều Tiên đủ khả năng lắp được nhiều đầu đạn hạt nhân lên một tên lửa đơn lẻ, nhưng nắp hình nón đó có thể khiến cho hệ thống phòng thủ Mỹ trở nên vô dụng. Nó cho phép tên lửa mang các bóng bay “chim mồi” lừa vũ khí đánh chặn.
Khi một tên lửa được phóng hướng tới một đầu đạn, một chùm bóng bay được nhả ra khiến cho đầu đạn gặp khó khăn trong việc định vị tên lửa.