Chủ nhật, 19/01/2025 | 01:57
RSS

Bí quyết vượt qua tình trạng chán ăn buồn nôn kéo dài

Thứ năm, 12/05/2022, 18:06 (GMT+7)

Chán ăn buồn nôn là tình trạng phổ biến khi bị mỏi mệt không có sức, sau đó ảnh hưởng ngược lại khiến cơ thể càng thêm suy nhược. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và hướng giải quyết cho tình trạng này.

Chán ăn buồn nôn

Chán ăn buồn nôn gây suy nhược cơ thể

Hiểu rõ về tình trạng chán ăn buồn nôn

Buồn nôn là cảm giác không thoải mái ở bụng, dạ dày và trên họng khiến cơ thể khó chịu và muốn nôn. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn ngay sau khi ăn, hoặc chỉ nghĩ đến đồ ăn là đã có cảm giác muốn nôn.

Chán ăn là khi không có cảm giác thèm ăn, không có hứng thú với việc ăn uống, kể cả những món ăn vốn rất yêu thích. Khi buồn nôn và chán ăn, cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác như: sốt, đau đầu, chóng mặt, ợ hơi, khô miệng, đau bụng, cảm giác mệt mỏi. Khi đó, cơ thể thiếu năng lượng và làm ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Một số trường hợp chán ăn buồn nôn nặng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng khác như khó thở kèm theo đau ngực, tiết nhiều mồ hôi, thậm chí ngất xỉu.

Buồn nôn chán ăn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ người lớn tới trẻ em, cả nam và nữ. Tình trạng này phát triển kéo dài sẽ gây hại cho cơ thể, có thể làm giảm mức năng lượng thể chất, gây sút cân và ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu là dấu hiệu của các bệnh lý và không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn, có thể gây nguy hiểm.

Nguyên nhân phổ biến gây chán ăn và buồn nôn

Có rất nhiều nguyên nhân gây buồn nôn chán ăn. Có những nguyên nhân đơn thuần dễ xử lý, nhưng cũng có những nguyên nhân phức tạp cần điều trị bệnh lý liên quan.

Một số nguyên nhân phổ biến là:

  • Say tàu xe
  • Biểu hiện của ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu
  • Do dị ứng với thức ăn trước đó hoặc dị ứng thời tiết
  • Nhiễm trùng tiêu hóa
  • Uống bia rượu, sử dụng chất kích thích quá nhiều
  • Mắc các bệnh đường ruột như: tắc ruột, viêm ruột, dạ dày - tá tràng
  • Sử dụng thuốc gây tác dụng phụ hoặc hóa trị điều trị ung thư
  • Các bệnh về đường mật như viêm, sỏi đường dẫn mật
  • U nang buồng trứng, thai ngoài tử cung
  • Bệnh truyền nhiễm cấp tính
  • Mắc các bệnh về hô hấp như viêm phổi, lao phổi
  • Mắc các bệnh về rối loạn tiền đình, viêm não
  • Các rối loạn thần kinh như đa xơ cứng, Parkinson ở người lớn tuổi
  • Căng thẳng và lo âu
  • Thay đổi hormone
  • Suy nhược cơ thể (nguyên nhân phổ biến nhất)

Chán ăn buồn nôn

Phụ nữ thường bị chán ăn do thay đổi hormone

Suy nhược cơ thể gây chán ăn hay buồn nôn có nguy hiểm không?

Mặc dù suy nhược cơ thể là nguyên nhân phổ biến nhất gây chán ăn buồn nôn nhưng lại thường bị bỏ qua, do có nhiều triệu chứng tương đồng với các tình trạng bệnh lý khác nên dễ bị nhầm lẫn.

Suy nhược cơ thể là khi toàn thân bị mệt mỏi, thiếu sức sống, cảm giác không tập trung, không có tinh thần làm việc. Tình trạng này thường kèm theo các triệu chứng như sút cân, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, mất ngủ, ác mộng, giảm trí nhớ,…

Suy nhược cơ thể nhẹ là triệu chứng hay gặp và không quá nguy hiểm ở người lớn. Tuy nhiên, chán ăn buồn nôn kéo dài nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây sụt cân và suy dinh dưỡng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến chán ăn bệnh lý.

Nếu bị mệt mỏi chán ăn lâu ngày có thể sẽ dẫn đến biếng ăn mạn tính, người bệnh luôn sống trong tình trạng thiếu cân, gầy yếu, hệ miễn dịch suy giảm, khó chống chọi lại được với các tác nhân gây hại bên ngoài.

Ngoài ra vấn đề chán ăn bệnh lý cũng khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng. Cơ thể bị suy nhược do chán ăn sẽ gây kiệt sức, dẫn đến chứng trầm uất. Và khi bị trầm uất lại càng làm cho cơ thể người bệnh kiệt sức, mệt mỏi nhiều hơn. Đây là một vòng luẩn quẩn khó có thể chấm dứt.

Chán ăn buồn nôn

Suy nhược gây chán ăn buồn nôn khiến cơ thể khó chống chọi với bệnh tật

Làm gì khi bị chán ăn ăn vào buồn nôn do suy nhược?

Chán ăn buồn nôn do suy nhược cơ thể cần phải phối hợp nhiều biện pháp điều trị và hỗ trợ điều trị, nhằm cải thiện dần dần tình hình.

Điều trị các bệnh lý nguyên nhân

Nếu chán ăn buồn nôn dẫn đến suy nhược có nguyên nhân là do các bệnh lý như bệnh đường hô hấp, Viêm loét dạ dày tá tràng, suy giáp, tim mạch, huyết áp… người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, đi khám sức khỏe định kỳ hoặc theo lời hẹn của bác sĩ.

Thay đổi chế độ ăn uống

Nếu chán ăn buồn nôn do chế độ sinh hoạt không hợp lý, ăn uống không đảm bảo thì cần có biện pháp để thay đổi. Lưu ý chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý con người. Nên ưu tiên các thực phẩm giàu sắt như hàu, các loại thịt đỏ, các loại đậu, hạt ngũ cốc, các loại rau xanh lá đậm… Kết hợp dùng thêm các loại thực phẩm giàu vitamin B như đu đủ, chuối, cà chua, bơ, các loại rau cải xanh…

Ngoài ra, để giảm tình trạng chán ăn, nên chú trọng thực đơn với nhiều món ăn yêu thích và bổ dưỡng, nhằm tăng cường dưỡng chất quan trọng để hồi phục cơ thể.

Chán ăn buồn nôn

Chán ăn buồn nôn cần có giải pháp bồi bổ đúng cách

Bồi bổ cơ thể bằng thuốc bổ

Để khắc phục tình trạng suy nhược cơ thể, người bệnh có thể tìm hiểu các bài thuốc bổ Đông y để bồi bổ khí huyết, nâng cao thể trạng. Một trong các bài thuốc bổ được nhiều người ưa chuộng là bài Thập toàn đại bổ.

Thập toàn đại bổ - Giải pháp cho người suy nhược gây chán ăn buồn nôn

Thập toàn đại bổ là bài thuốc cổ phương gồm 10 vị thuốc được phối ngũ một cách hoàn hảo giúp tăng cường tuần hoàn, nâng cao sức đề kháng, bồi bổ khí huyết.

Bài thuốc có thể dùng để điều trị các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, phụ nữ mới sinh cần bồi bổ sức khỏe.

Hiện nay, bài thuốc này đã được nghiên cứu bào chế tại nhà máy dược phẩm hiện đại, chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng và dễ bảo quản.

Nếu nhận thấy tình trạng chán ăn buồn nôn kèm theo các dấu hiệu cơ thể suy nhược, thiểu năng tuần hoàn, bạn có thể tham khảo sử dụng Thập toàn đại bổ.

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất

Chán ăn buồn nônBồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư:

• Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh,

• Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật;

• Phụ nữ mới sinh

NSX: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại